Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng, lon nước ngọt chúng ta uống lại không được thiết kế theo hình cầu hoặc hình hộp chữ nhật chưa?
  • Lon nước tự làm nóng
  • Lon nước tự làm lạnh

Vì sao lon nước ngọt được thiết kế hình trụ tròn?

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao vỏ lon nước ngọt lại có hình trụ tròn không mà không phải là hình cầu hay hình hộp chữ nhật? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây, theo lời giải thích từ Bill Hammack - giáo sư ĐH Illinois, Mỹ.

Nếu lon nước có thiết kế hình cầu

Diện tích bề mặt nhỏ, tiết kiệm nguyên liệu...
Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Về mặt lý thuyết, vỏ lon hình cầu tròn sẽ có diện tích bề mặt nhỏ hơn, đồng nghĩa với việc tốn ít nguyên vật liệu hơn. Ngoài ra, lon hình cầu không có các góc cạnh nên sẽ không có điểm yếu, do áp suất được dàn đều lên vỏ lon.
... nhưng không đứng vững được...
Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm lớn nếu ứng dụng vỏ lon hình cầu trong thực tiễn vì lon nước không thể đứng vững trên mặt phẳng được.

... và việc lưu trữ, vận chuyển vô cùng bất tiện.

Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Hơn nữa, việc lưu trữ và vận chuyển các lon nước hình cầu rất bất tiện. Các lon nước sẽ chỉ trượt qua trượt lại gây khó khăn trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, chúng ta sẽ chỉ tận dụng được 74% không gian khi xếp chồng các lon nước hình cầu.

Vậy còn hình hộp chữ nhật thì sao?

Diện tích chứa nước lớn, đứng vững trên mọi bề mặt...
Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Lon nước hình hộp chữ nhật có thể giải quyết trọn vẹn các vấn đề của lon nước hình cầu. Lon hình hộp cho diện tích chứa nước lớn hơn, có thể đứng vững vàng trên mặt phẳng, lại tận dụng được 100% không gian khi xếp chồng lên nhau.
... nhưng lại khiến bạn gặp rắc rối khi cầm uống.
Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Thiết kế hình hộp sẽ khiến việc cầm nắm lon nước trở nên bất tiện, cạnh góc vuông cũng có thể làm bạn bị thương nếu vô tình va phải khi uống. Bên cạnh đó, các góc vuông chính là điểm yếu của thiết kế này, nên sẽ cần nhiều nguyên liệu hơn để gia cố các góc cạnh của lon.
Cuối cùng, thiết kế lon khả thi nhất ra đời - vỏ lon hình trụ tròn
Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Vỏ lon hình trụ ra đời với sự kết hợp của cả 2 thiết kế trên. Khi nhìn từ trên xuống, thiết kế sẽ giống hình cầu. Còn khi nhìn từ cạnh sang, vỏ lon sẽ giống thiết kế hình hộp chữ nhật. Và cũng giống như lon hình cầu, lon hình trụ tròn cũng không có điểm yếu, do áp lực được dàn đều ra vỏ lon.
Vì sao lon nước ngọt hình trụ tròn mà không phải chữ nhật?
Khả năng tận dụng không gian khi vận chuyển của loại lon hình trụ tuy kém một chút so với hình hộp chữ nhật, nhưng vượt trội so với cấu tạo lon hình cầu. Ngoài ra, một nguyên nhân rất thực tế nữa khiến các nhà sản xuất quyết định lựa chọn thiết kế này, đó là vỏ lon hình trụ dễ sản xuất hơn so với 2 loại vỏ lon kia.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri dự đoán tương lai

Trạng nguyên thời Mạc - Nguyễn Bỉnh Khiêm - không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, mà còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền chính xác.
Trong lịch sử khoa cử nước ta, Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên đặc biệt. Ông không nổi tiếng vì thành danh khi còn ít tuổi.
Trên thực tế, Nguyễn Bỉnh Khiêm tham dự khoa thi đầu tiên khi tuổi đã ngoài 40. Dân gian cũng không lưu truyền nhiều giai thoại về các màn đối đáp xuất sắc hay tài ứng xử khéo léo của trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được triều đình đương thời trọng dụng bởi tầm nhìn chính trị rộng. Sử sách cũng như người đời thừa nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, nhà tiên tri số một Việt Nam.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, thường được tôn xưng là Tuyết Giang phu tử.
Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, hiếu học. Đến khi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm cất công tìm đến bái sư học đạo.
Học vấn uyên thâm nhưng sinh phải thời đại nhiều biến cố, ông không vội tham gia khoa cử. Mãi đến năm 1535, dưới thời Mạc Thái Tông thịnh trị nhất triều Mạc, ông mới ứng thí và đỗ trạng nguyên.
Đền thờ trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đền thờ trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh: lyhocdongphuong).
Tân khoa trạng nguyên được bổ nhiệm làm Đông các hiệu thử, rồi lần lượt giữ chức Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
Khi Mạc Hiển Tông lên ngôi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận. Năm 1542, ông xin về quê.
Hai năm sau, vua Mạc lại mời ông ra làm quan, phong tước Trình Tuyền Hầu, thăng chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Vì thế, người đời thường gọi ông là trạng Trình.
Sau này, dù không ở kinh đô, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn lo liệu việc triều chính, giúp vua bàn quốc sự. Khi có chuyện trọng đại, vua thường hỏi ý kiến ông. Việc ông khuyên nhà Mạc lên Cao Bằng đã đi vào sử sách.
Ông cũng từng khuyên Nguyễn Hoàng: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu ghi là Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân).
Không chỉ có tầm nhìn sâu rộng, Tuyết Giang phu tử còn nổi tiếng với khả năng tiên tri. Ngày nay, người đời còn lưu truyền nhiều tiên đoán được cho là của ông và gọi chung là Sấm trạng Trình.
Thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng điều Nguyễn Công Trứ đi khai hoang ở Hải Dương. Nguyễn Công Trứ xem xét địa thế, thấy cần phải phá đền thờ trạng Trình để đào sông.
Sau khi người dân đào bát hương lên, ông thấy dưới bát hương có tấm bia đá phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ sai người lau sạch bia thì đọc được mấy câu:
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai động đến doanh điền nhà bay.
Ông liền thảo sứ về triều, xin bãi bỏ lệnh phá đền, đồng thời sửa sang lại ngôi đền của vị trạng nguyên nhà Mạc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được coi là người đầu tiên trong lịch sử nước ta nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông. Trong bài Cự Ngao Đới Sơn (Bạch Vân am thi tập), ông viết:
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo

Bớt thời gian ganh tị với người giàu mà dành ra ít phút để đọc bài này để hiểu rõ lý do tại sao mình nghèo đi mọi người ạ. Cái gì cũng có lý do, nếu còn chưa giác ngộ thì "nghèo mạt rệp" suốt đời là chuyện tất nhiên
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(ảnh minh họa)
Tôi nói: “Anh không xứng với cái máy tính đó, bởi vì nếu đến cái mình thích mà anh cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì sau này còn làm được trò trống gì trong xã hội này đây?”
Anh ta cắn răng để mua. Vì để trả nợ anh ta đã không ngừng làm thêm. Cuối cùng nội trong một tháng anh ấy đã trả hết số tiền còn thiếu. Vợ của anh cũng không vì sự điên khùng của anh ấy mà đòi ly hôn.
Sau đó, vợ anh ta dẫn anh đến chỗ mua xe, nói: “Anh à, chúng ta vay tiền mua chiếc xe BMW nhé” . Anh ta rất hoảng hốt, cho rằng vợ mình khùng rồi.
Một năm sau anh ta trả hết số tiền vay mua xe BMW.
Cảm ngộ: Bạn ngay đến theo đuổi cái mình thích cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì chắc chắn bạn là người thất bại.
2. Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(ảnh minh họa)
Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.
Sau đó con ngựa lười bị làm thịt. Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.
Cảm ngộ: Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.
3. Chợ đêm có hai quầy bán mì. Quầy hàng liền nhau, bài trí tương tự nhau. Một năm sau, chủ quầy A kiếm được tiền mua được nhà, còn chủ quầy B thì không thể. Tại sao?
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(ảnh minh họa)
Lúc đầu chủ quầy B bán cũng rất khá, nhưng sợi mì vừa nấu xong rất nóng, phải ăn mất 15 phút mới ăn hết 1 tô. Mà chủ quầy A thì nấu mì xong, cho bát mì vào nước lạnh 30 giây rồi mới bê ra cho khách, lúc này nhiệt độ vừa đủ.
Cảm ngộ: Tiết kiệm thời gian cho khách hàng, thì tiền mới đến nhanh được.
4. Nelson Mandela đã từng bị giam giữ 27 năm, chịu đủ hình thức ngược đãi. Khi ông nhận chức tổng thống, ông đã mời 3 người trông coi tù đã từng ngược đãi ông đến gặp mặt, lúc đó tất cả mọi người đều tĩnh lặng trở lại.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi tù, lúc bước ra khỏi cổng ngục giam, tôi đã xác định rất rõ ràng rằng, nếu tôi giữ lại tất cả nỗi đau, oán hận, thì tôi cũng giống như ở trong tù vậy”.
Cảm ngộ: Tha thứ cho người khác, kỳ thực là thăng hoa chính mình.
5. Có người hỏi nông phu: “Có trồng lúa mạch không?”
Nông phu: “Không, tôi sợ trời không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy ông có trồng bông không?”.
Nông phu: “ Không, tôi sợ côn trùng ăn hết bông”.
Người kia hỏi tiếp: “Vậy ông trồng gì?”.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(ảnh minh họa)
Đáp án này, bạn nghe xong sẽ thấy rất quen thuộc …
Nông phu: “Không trồng gì hết, tôi phải bảo đảm an toàn”.
Cảm ngộ: Một người không nguyện ý phó xuất, không dám mạo hiểm đối mắt với thử thách, thì chắc chắn sẽ chẳng làm được gì.
6. Ba người ra khỏi nhà, một người mang dù, một người cầm gậy chống, một người đi tay không.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(ảnh minh họa)
Khi trở về, người cầm dù bị ướt đẫm, người cầm gậy chống bị thương, người còn lại thì không sao hết.
Chuyện là, khi mưa đến, người có dù hiên ngang đi, nhưng lại bị ướt; khi đi trên đường bùn đất, người có gậy chống liều lĩnh bước, và liên tục bị ngã; Người không có gì trong tay, khi mưa đến thì trú mưa, khi đường xấu thì đi rất cẩn thận, và cuối cùng không bị sao cả.
Cảm ngộ: Rất nhiều khi chúng ta không bại bởi thiếu khuyết, mà là bại bởi ưu thế của mình.
7. Một con quạ đen trên đường bay của mình gặp một con bồ câu đang trở về nhà.
Bồ cầu hỏi: “Bạn muốn bay đi đâu?”
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(Ảnh minh họa)
Quạ đên nói: “Kỳ thực tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi, vì thế tôi muốn đi”.
Bồ câu nói với quạ: “Phí sức rồi! nếu bạn không thay đổi tiếng kêu mình, đến đâu cũng sẽ không được chào đón”.
Cảm ngộ: Nếu bạn hy vọng hết thảy đều có thể trở nên tốt đẹp hơn, thì hãy bắt đầu từ việc thay đổi chính mình.
8. Một gia đình có ba người con trai, bọn họ tử nhỏ đã sống trong cảnh bố mẹ cãi nhau suốt ngày, mẹ họ thường xuyên bị thương tích đầy mình. Anh cả nói: “Mẹ thật đáng thương! Anh sau này sẽ phải tốt với vợ”.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(Ảnh minh họa)
Anh hai nói: “Kết hôn thật chẳng có ý nghĩa gì, khi lớn lên em nhất định sẽ không kết hôn!”
Cậu em út nói: “Vốn dĩ là chồng có thể đánh vợ như thế này!”.
Cảm ngộ: Cho dù hoàn cảnh giống nhau, nhưng lối tư duy khác nhau, cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời khác nhau.
9. Lợn rừng và ngựa cùng nhau ăn cỏ, lợn rừng thường xuyên giở trò xấu, không phải đạp lên cỏ xanh thì cũng làm đục nước.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(ảnh minh họa)
Ngựa vô cùng tức giận, một lòng muốn trả thù, liền đi tìm thợ săn giúp đỡ. Thợ săn nói sẽ đồng ý nếu ngựa để cho hắn cưỡi. Thế là thợ săn cưỡi ngựa và săn được heo rừng, rồi sau đó dắt ngựa về cột ở chuồng, ngựa mất sự tự do ban đầu mà mình vốn có.
Cảm ngộ: Bạn không thể dễ dàng tha thứ cho người khác, thì sẽ chỉ mang đến cho mình những điều không hạnh phúc.
10. Người đi xe đạp, gắng sức đạp 1 tiếng đồng hồ chỉ đi được khoảng 10 cây số.
10_cau_chuyen_ngan_cho_thay_vi_sao_ban_mai_van_n_01 Thông qua câu chuyện ngắn, 100% bạn sẽ hiểu tại sao bạn vẫn cứ mãi nghèo
(Ảnh minh họa)
Một người đi xe hơi, đạp chân ga 1 tiếng là đã có thể đi 100 cây số.
Một người đi tàu cao tốc, nhắm mắt ngủ 1 tiếng đồng hồ cũng đã có thể đi được 300 cây số.
Một người vừa ngồi máy bay vừa ăn các món ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được 1000 cây số.
Cảm ngộ: Vẫn là một người, vẫn nỗ lực như vậy, nhưng đặt ở những bệ phóng khác nhau sẽ mang đến các kết quả khác nhau.
Người giàu họ thường biết vì sao họ giàu, còn người nghèo không bao giờ nhận ra tại sao họ nghèo mà chỉ biết ganh tị với người giàu. Như vậy là sai, chúng ta nên tự nhận ra bản thân mình trước và học hỏi người giàu.

7 điều người thông minh không bao giờ tiết lộ nơi công sở

Bạn không thể tạo dựng một mối quan hệ tốt khi không chia sẻ gì về bản thân mình với đồng nghiệp nơi công sở. Tuy nhiên, nếu chia sẻ không đúng cách, bạn sẽ gặp rắc rối lớn.

7 điều không nên nói nơi công sở,
Có những điều bạn không nên tiết lộ nơi công sở. (Ảnh: Internet)
Talent Smart đã thử nghiệm hơn 1 triệu người và thấy rằng khoảng 90% những người có kết quả làm việc hàng đầu là những người rất giàu trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là một cái gì đó khá vô hình trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta quản lý các hành vi và đưa ra quyết định cá nhân nhằm đạt được kết quả tích cực.
Họ còn rất giỏi trong việc đoán ý người khác, và khả năng này cũng giúp họ biết được điều gì là nên và không nên tiết lộ nơi công sở. Sau đây là những điều mà người thông minh sẽ cân nhắc trước khi tiết lộ tại sở làm.
1. Quan điểm chính trị
Quan điểm chính trị là vấn đề cá nhân, nhưng nó có thể nhanh chóng thay đổi nhận thức của những người xung quanh về bạn. Không đồng ý với quan điểm của người khác trong trường hợp này có thể ví như đương đầu với niềm tin cốt lõi của họ và thậm chí có thể trở thành sự xúc phạm đối với họ.
Mặc dù hiển nhiên là những người khác nhau sẽ có quan điểm chính trị khác nhau, nhưng việc đem điều này ra để thảo luận sẽ có thể tạo nên những căng thẳng không đáng có. Ngay cả việc bình luận về các sự kiện thế giới cũng sẽ gây ra nhiều quan điểm trái chiều. Tốt hơn hết là không nên trình bày các quan điểm chính trị của bạn với các đồng nghiệp vì nhiều khả năng bạn sẽ bị đánh giá hơn là thay đổi được quan điểm của họ.
2. Đánh giá người khác không đủ năng lực
Ở bất cứ nơi đâu thì cũng có người giỏi và có người kém hơn. Nếu bạn không có khả năng giúp đỡ người khác cải thiện công việc hoặc đủ quyền hạn để sa thải họ, thì bạn không nên đánh giá về năng lực của họ với những đồng nghiệp khác. Bởi việc làm này không những không giúp bạn được đánh giá cao hơn mà ngược lại còn để lại ấn tượng xấu trong mắt mọi người.
3. Mức lương
7 điều không nên nói nơi công sở,
Tiết lộ mức lương có thể gây ra sự so sánh. (Ảnh: Internet)
Bố mẹ và người thân có lẽ sẽ rất vui nếu như biết được mức lương cao của bạn. Nhưng tại nơi làm việc, không ai có thể đảm bảo rằng sự phân chia tiền lương luôn công bằng. Do đó, tiết lộ mức lương cao của bạn với đồng nghiệp có thể gây nên sự so sánh và đố kỵ. Và mọi điều bạn làm sẽ được đem ra để so sánh với mức thu nhập của bạn.
4. Bạn chán công việc
Không ai muốn nghe việc bạn luôn phàn nàn rằng bạn chán công việc như thế nào. Điều này đồng nghĩa với việc bạn bị dán nhãn là một người tiêu cực và không thích hợp cho làm việc nhóm. Và khi sếp bạn biết điều này, họ sẽ sẵn sàng tìm người thay thế bạn.
5. Bạn có một quá khứ nổi loạn
Quá khứ có thể nói lên nhiều điều về bạn. Khi ai đó biết rằng bạn đã làm những điều ngốc nghếch trong quá khứ, không có nghĩa là họ cũng biết rằng bây giờ bạn đã trưởng thành và chín chắn hơn. Một số hành vi trong quá khứ, như là uống rượu say, trộm cắp vặt, lái xe say rượu, hành hạ động vật…đều có thể khiến các đồng nghiệp nghĩ rằng bạn là người không tốt, nóng nảy và không biết kiềm chế. Và để tránh bị gắn mác như vậy, có lẽ bạn không nên tiết lộ về quá khứ nổi loạn của mình.
6. Phán đoán về đời sống tình cảm của người khác
Tất cả mọi người đều cảm thấy khó chịu khi biết rằng bạn đang đánh giá về đời sống tình cảm của họ. Những nhận xét kiểu như “Ồ, lại có người yêu mới nữa à” rất dễ để lại ấn tượng tiêu cực.
7 điều không nên nói nơi công sở,
Bàn tán về đời sống tình cảm của người khác sẽ để lại ấn tượng tiêu cực. (Ảnh: Internet)
7. Bạn đang có ý định nhảy việc
Có một cậu bé đã kể lại câu chuyện như thế này: Khi cậu ấy còn chơi cho đội bóng ở địa phương, cậu ấy đã nói với huấn luyện viên của mình rằng, cậu ấy sắp nghỉ chơi cho đội trong vòng hai tuần tới. Và trong hai tuần đó, cậu đã bị xếp vào hàng ghế dự bị. Vấn đề còn tệ hại hơn khi mà sau 2 tuần cậu lại thay đổi quyết định và muốn ở lại đội, và trở thành “người không được chào đón”. Cảm thấy hụt hẫng, nhưng cậu cũng nhận ra đó là lỗi tại chính mình. Cậu ấy đã tiết lộ về một dự định chưa hề chắc chắn.
Vấn đề tương tự cũng xảy ra nếu như bạn nói về ý định nhảy việc của bạn khi mà bạn chưa tìm được một công việc mới. Một khi bạn đã tiết lộ rằng bạn có ý định rời đi, bạn đang khiến mọi người có cảm giác rằng họ đang lãng phí thời gian đối với bạn. Điều tệ hơn nữa khi mà ý định nhảy việc của bạn không thành công, bạn sẽ không còn là người được chào đón trong công ty nữa.

Tranh luận soạn giáo án của giáo viên viết bằng tay

Nhiều ý kiến của những người làm trong ngành giáo dục tranh luận quanh vấn đề cần hay không việc soạn giáo án viết tay. Và nếu cần, làm thế nào để giáo án không phải là một “cái án” của giáo viên.
Tranh luận soạn giáo án của giáo viên viết bằng tay
Một tiết tập đọc của học sinh lớp 3/9 Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Giáo án điện tử của giờ học này có hình ảnh minh họa sinh động - Ảnh: N.HÙNG
Phòng GD-ĐT một huyện tại Thanh Hóa quy định giáo viên phải soạn giáo án viết tay thay vì đánh máy, in ấn.
Quy định này làm nhiều người bất ngờ bởi từ lâu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học luôn được khuyến khích.
Bên cạnh đó cũng có những lo ngại rằng với giáo án điện tử, nhiều giáo viên không tự soạn mà sao chép của người khác, ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
Giáo án hay “cái án” của nhà giáo?
Thầy Trần Văn Tám, hiệu phó Trường trung học Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM, kể ví von: Cách đây hơn 15 năm, nói đến giáo án thì giáo viên mười người như một đều thốt lên: “Đó là “cái án” của nhà giáo!”. Bởi vì nó đứng hàng đầu trong bốn khâu cực nhất của nghề dạy học: “soạn - giảng - chấm - trả”.
Thầy Tám cho biết với những giáo viên có thâm niên còn tương đối dễ thở vì quen cách soạn bài, còn giáo viên mới ra trường thì khổ sở biết chừng nào.
Giáo viên dạy tiểu học người nào giỏi lắm sẽ dành hẳn buổi ở nhà viết tay hết bài cho 4, 5 môn học ngày hôm sau, còn không ban đêm sẽ phải dành thêm một khoảng thời gian và công sức cho việc soạn bài.
Đó là chuyện của mươi mười năm trước. Còn bây giờ thời đại công nghệ thông tin (CNTT) phát triển như vũ bão, nhiều ngành nghề ứng dụng CNTT để giải quyết công việc nhanh, gọn, hiệu quả cao thì sao lại ép giáo viên không được áp dụng những tiện ích của máy tính, mạng Internet trong việc thiết kế bài dạy?
“Ngành giáo dục ở địa phương Thanh Hóa, Hà Nội buộc giáo viên phải soạn giáo án bằng cách viết tay, sao lại còn tồn tại kiểu này? Như thế khác nào làm khổ giáo viên vì họ không thể nào thoát ra “cái án” mà họ cứ quanh quẩn bấy lâu?”, thầy Trần Văn Tám nói.
Thầy Lê Đức Tài, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), bày tỏ sự không đồng tình với việc yêu cầu giáo viên soạn giáo án viết bằng tay vì không những không có tác dụng đẩy lùi việc sao chép mà có khi còn mất thời gian, hạn chế sự sáng tạo của giáo viên.
“Nếu muốn sao chép thì giáo án viết tay người ta vẫn có thể sao chép. Nếu bắt giáo viên soạn giáo án bằng tay thì vừa mất thời gian, vừa gò bó họ trong khuôn khổ tập viết, không kích thích sự sáng tạo”, thầy Lê Đức Tài nhận định.
Cô Quỳnh Trang, giáo viên THPT ở TP.HCM, bày tỏ sự bất ngờ trước thông tin có nơi giáo viên được yêu cầu phải soạn giáo án bằng tay. Theo cô, đây là yêu cầu không phù hợp với thời đại khi trên thế giới mọi người đều làm việc bằng máy tính.
“Việc soạn giáo án bằng máy tính sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mặt khác, nếu 5,7 năm sau khi phát hiện một vài chi tiết nào đó chưa phù hợp, giáo viên có thể chỉnh sửa rất nhanh chóng, tiện lợi, thay vì phải viết tay sửa đè trên giáo án cũ”, cô Trang chia sẻ.
Với cô Quỳnh Trang, để việc giảng dạy tốt, giáo viên phải soạn giáo án dù có ai kiểm tra hay không. Giáo án của mỗi giáo viên không thể giống nhau bởi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính cá nhân như trình độ, quá trình trải nghiệm, sự đầu tư, sáng tạo… Với lương tâm của nhà giáo thì ai cũng có một bộ giáo án của riêng mình.
Do đó, việc yêu cầu giáo viên soạn giáo án bằng tay để hạn chế việc sao chép, theo cô Quỳnh Trang ,là một yêu cầu không thiết thực.
Giáo án điện tử nhưng đừng chép của nhau
Đồng tình với việc nên soạn giáo án điện tử nhưng một số người cũng có ý kiến băn khoăn về việc có thầy cô không tự soạn giáo án.
Ủng hộ việc giáo viên soạn giáo án điện tử nhưng thầy Trần Văn Tám bày tỏ những băn khoăn của mình quanh việc một số giáo viên vô tư chép giáo án của nhau, những lỗi sai cũng y chang nhau.
“Mấy năm trước tôi là CTV thanh tra, thường được điều động tham gia kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Chúng tôi có phát hiện những giáo viên dạy cùng khối của một trường có giáo án nội dung giống nhau như đúc, chỉ khác nhau về font chữ.
Trong giáo án có những sai sót giống nhau hết sức ngô nghê, lỗi chính tả nhiều, thậm chí giáo viên đứng lớp tên này nhưng giáo án điện tử lại đề tên khác, trường khác…Mặt khác, vì giáo án không phải của mình nên cũng có giáo viên tỏ ra lúng túng khi giảng dạy đúng trình tự đã soạn”, thầy Trần Văn Tám chia sẻ.
Vì thế, theo thầy Trần Văn Tám, việc sử dụng giáo án thời @ sẽ hiệu quả hơn khi giáo viên tự mình soạn hay chỉnh sửa giáo án người khác một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với trình độ học sinh lớp mình phụ trách.
“Nếu giáo viên cứ vô tư in giáo án qua loa cho có lệ để đối phó ban giám hiệu hay thanh tra viên thì cũng có ngày cũng bị rối, dạy không tốt”, thầy Tám đúc kết.
Về vấn đề này, thầy Lê Đức Tài cho rằng với giáo án điện tử, việc các giáo viên trao đổi giáo án với nhau để tham khảo là điều bình thường vì đó đều là những kiến thức nền tảng. Từ nền tảng đó, mỗi giáo viên sẽ có sự đầu tư, sáng tạo, làm phong phú, hấp dẫn hơn cho bài giảng bằng những kiến thức, thông tin cập nhật…
“Nên chăng thay vì đi kiểm tra giáo án thì hãy thường xuyên đi dự giờ trực tiếp và đánh giá giáo viên bằng tiết dạy của họ. Có rất nhiều cách đánh giá chuyên môn, chứ không phải chỉ đánh giá trên giáo án”, cô Quỳnh Trang nói.

Gia Cát Lượng và 2 lời tiên tri lạ lùng và chuẩn xác


Tên tuổi của Gia Cát Lượng đã nổi danh suốt 1.800 năm qua trong lịch sử thế giới như một nhà quân sư đại tài. Nhưng ít ai biết rằng ông còn là một nhà tiên tri lừng danh với những dự ngôn cực kỳ chuẩn xác. Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181), tự Khổng Minh (孔明). Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé rất thông minh, hiếu học, thời trẻ vẫn tự ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị, vốn là những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng trong lịch sử.ị. Sau ông tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm". Gia Cát Lượng đem hết tài trí của mình phụng sự cho Lưu Bị và nhà Thục Hán. Sử sách đã chép lại rất nhiều giai thoại, thần tích về sự mưu trí, thần toán cũng như tấm lòng trung trinh, tiết liệt của ông. Đến tận ngày hôm nay, người ta vẫn còn có thể nhìn thấy dấu ấn của Gia Cát Lượng trong rất nhiều phát minh nổi tiếng: Bát trận đồ (hình vẽ tám trận đồ dùng trong chiến đấu), nỏ Liên Châu (tên bắn liên tục), trâu gỗ ngựa máy để vận chuyển lương thảo, đèn trời (Khổng Minh đăng) hay món màn thầu nổi tiếng. Tài tiên đoán như thần   Đó chính xác là những gì hậu thế dùng để ca ngợi Gia Cát Khổng Minh. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, hình tượng Gia Cát Lượng được mô tả chói lòa như một thần nhân, có tài hô mưa gọi gió, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Thuyền cỏ mượn tên, cầu gió đông nam, “không thành kế”, lập đàn tế sao giải hạn, chiêm tinh đoán số mệnh… là những minh chứng cụ thể cho tài năng tuyệt luân của Gia Cát Lượng. Nói về tài chiêm tinh, tiên tri của vị quân sự họ Gia Cát này, có rất nhiều giai thoại được người đời lưu truyền suốt hàng nghìn năm qua. Có thể dẫn ra đây vài thí dụ. Lưu Bá Ôn (1311 – 1375), là khai quốc công thần của nhà Minh, cũng là một mưu sĩ tài ba, lỗi lạc, văn võ song toàn. Trong một lần xuất chinh tấn công kẻ thù, Lưu Bá Ôn bị lạc vào một hang núi. Trong hang, Lưu Bá Ôn lần ra được một tấm bia đá khắc dòng chữ: “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”, phía dưới có dòng chữ đề “Gia Cát Lượng thủ bút”. Nghĩa của dòng chữ khắc trên bia có thể diễn ra rằng: Gia Cát Lượng chính là quân sự tài giỏi nhất vạn đời nhưng Lưu Bá Ôn mới là người có thể thống nhất giang sơn. Sau tấm bia còn có bản đồ chi tiết chỉ dẫn đường ra khỏi hang. Lưu Bá Ôn cứ lần theo bản đồ ấy, cuối cùng cũng thoát khỏi được hang sâu, bảo toàn mạng sống để sau này phụng sự đắc lực cho Chu Nguyên Chương, kiến lập ra triều Minh. Cách nhìn người của Gia Cát Lượng Trong bộ sách Tướng Uyên, Khổng Minh từng đưa ra nhận xét về tính cách con người rằng: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”. Trong bộ sách này, ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người bao gồm: Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng” / Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái” / Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức” / Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng” / Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính” / Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính” / Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”. Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô. Cuốn “Gia Cát Lượng dã sử” có chép một câu chuyện khác cho thấy tài thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng: Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng nhắn gửi lời dặn dò đến con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”. Sau khi ông qua đời, cháu của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm nhất thống thiên hạ, phá thế tam phân Ngụy – Thục – Ngô, lên ngôi hoàng đế, kiến lập ra triều Tấn. Viêm nghe nói trong đám quan quân có người là hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh nên muốn mang ra trừng trị, hòng làm tuyệt tự dòng họ Gia Cát. Một hôm, đương buổi thiết triều, Viêm cất tiếng hỏi: “Trong các ngươi ai là hậu duệ Gia Cát Khổng Minh”. Một người bước ra sụp lạy. Viêm hỏi tiếp: “Trước khi chết, tổ phụ của nhà ngươi căn dặn những gì mau nói ra?”. Người kia bèn kể lại chuyện Gia Cát Lượng dặn dò trước lúc lâm chung. Nghe lời đó, Tư Mã Viêm liền phái giáp sĩ tới nhà dỡ tường, lấy giấy ra xem. Bên trong có một phong thư đề mấy chữ “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là nếu đúng là vua thì mới được mở ra). Quân lính trở về trình thư lên, Viêm bóc thư ra xem thử, thấy ghi mấy chữ “Lùi lại ba bước”. Viêm nghi hoặc làm theo. Vừa hay lúc đó xà nhà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi làm ghế bàn gãy tan tành. Mấy dòng cuối thư viết tiếp: “Ta đã cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng cho con cháu ta”. Viêm xem xong thì cực kỳ cảm kích, khâm phục tài trí của Gia Cát Khổng Minh, nhân đó mà tha cho người hậu duệ của ông. Những lời tiên tri của Gia Cát Lượng được tập hợp trong một bộ sách có tên “Mã tiền khóa” (quẻ gieo trước ngựa). Ở đó, ông đã đưa ra nhiều dự liệu cực kỳ chuẩn xác về những sự kiện trọng đại như: nhà Thục Hán diệt vong, nhà Tấn thống nhất thiên hạ, thời loạn ly sau thời Tấn, những việc đại sự thời nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… Thậm chí sự ra đời của Trung Hoa dân quốc vào năm 1912 cũng không nằm ngoài dự liệu của Gia Cát Khổng Minh. Ở Việt Nam, có một người cũng nổi danh trong lịch sử về tài tiên tri là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với những dự ngôn cực kỳ chuẩn xác đến hàng trăm năm sau. Ở một bài viết khác, chúng tôi xin được bàn đến nhân vật lỗi lạc này. Không chỉ là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, Gia Cát Lượng còn có tài tiên tri, nhìn sao đoán mệnh, quả thực là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu lòng người”. Thời xưa, tiên tri là một trong những khả năng thể hiện sự liên lạc giữa người và thần. Những người có tài này thường được gọi với danh xưng “thần nhân”.
ng-va-2-loi-tien-tri-la-lung-va-chuan-xac-795.

Phong tục xông đất đầu năm mới

Với mong muốn đem lại sự may mắn, hạnh phúc, bình an… cho cả gia đình khi bắt đầu một năm mới, từ xa xưa, ngay sau giờ phút giao thừa vào ngày Tết Nguyên đán người Việt đã có tục lệ “xông đất đầu năm”. Đây là một trong những tục lệ của cha ông còn lưu truyền cho đến ngày nay. Theo tục lệ, giờ “xông đất” được tính bắt đầu từ sau giờ giao thừa trở đi, người “xông đất” là người khách đầu tiên bước vào cửa nhà từ sau giờ khắc giao thừa cho đến sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm, người “xông đất” sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến may mắn, hạnh phúc, công danh, tài lộc của cả gia đình trong năm mới. Vì vậy, nhà nhà đều mong muốn mọi sự tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình bắt đầu từ ngày đầu năm. Từ trước Tết, gia chủ đã chọn người có tuổi hợp với chủ nhà, là người thành đạt, hạnh phúc, viên mãn trong cuộc sống để đem đến cho gia đình sự may mắn ngay từ đầu năm. Người được nhờ đến “xông đất” cho gia chủ thường đến thăm gia đình vào buổi sáng mùng 1 đầu năm mới, mang theo chút quà nhỏ cho gia đình như bánh mứt, chè, thuốc và tiền lì xì cho trẻ nhỏ. Người “xông đất” sẽ chúc gia chủ một năm phát lộc, phát tài và những lời chúc mừng tốt đẹp cho gia chủ may mắn trong một năm tới. Nếu nhà có cha mẹ già thì chúc “Bách niên giai lão”, “tăng phúc tăng thọ”; nếu là người buôn bán thì mong “buôn may bán đắt”, “làm ăn phát đạt”, “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái”; nếu gặp người làm việc Nhà nước thì chúc “thăng quan tiến chức” hoặc “lên chức lên lương”; gặp trẻ em thì mừng các bé “hay ăn chóng lớn”, “học hành đỗ đạt”. Gia chủ cũng niềm nở đón tiếp người xông đất và chúc tụng lại vị khách xông nhà, mời khách những món ăn, các loại bánh mứt ngon nhất và cùng nhau uống một ly rượu vào đầu năm mới. Việc ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà.  Một cách “xông đất” khác theo tục lệ là chính người thân trong gia đình tự xông đất. Người thân trong gia đình sẽ ra khỏi nhà trước giờ giao thừa, qua giờ giao thừa trở về xông nhà mang theo những cành lộc đầu xuân, mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình. Người Việt cũng có tục lệ thường không đến nhà người khác vào sáng mùng 1 Tết để tránh xông nhà người khác. Các gia đình người Việt cũng rất kỵ những người không hợp tuổi xông nhà mình vào đầu năm mới. Tuy niên, theo cùng thời gian, những phong tục tập quán xưa cũng có những biến đổi để phù hợp với những thay đổi phát triển của cuộc sống hôm nay. Tục “xông đất” cũng vậy, mọi người trong gia đình vẫn đi xông đất nhà bà con, bạn bè nhưng đa phần như một niềm vui trong ngày Tết.

Nguồn: http://huyenbi.net/Phong-tuc-xong-dat-dau-nam-moi-634.html

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những dự đoán ứng nghiệm

Cụ Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (SN 1491 - 1585, thọ 94 tuổi), để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm. Lạ kỳ là không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều "ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình".

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những dự đoán ứng nghiệm - Ảnh 1

Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân tôn thờ.

Hoành sơn nhất đái...
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, với tài lý số của mình, không thể phủ nhận được rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo ra được những kỳ tích cũng như những ẩn số về tài danh của một kỳ nhân mà đến nay hậu thế cũng chưa giải mã hết được. Ngay từ lúc sinh thời, ông đã dùng tài lý số của mình "cứu vãn" cho triều đình nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Dưới thời nhà Mạc, năm 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc Đăng Doanh đưa ông lên làm Tả thị lang Đông các học sỹ.
Nhưng sau khi dâng sớ hạch tội 18 lộng  thần không được vua chấp thuận, ông đã cáo quan về ở ẩn. Thời ấy, đất nước đang trong giai đoạn hỗn loạn, có tới ba triều đại cùng tồn tại là nhà Mạc, nhà Nguyễn, nhà Trịnh. Lúc triều nhà Mạc lâm nguy, vua Mạc đương triều mới sai người đến hỏi ông. Ông đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: "Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô".
Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng, tồn tại được thêm 3 đời nữa thật. Việc nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, miền đất Cao Bằng được trấn ải bằng một thế lực phong kiến khiến các triều đại Trung Hoa thời kỳ đó khó xâm phạm nước Việt trong một thời gian dài. Đất Quảng Uyên (tên gọi của đất Cao Bằng xưa) được người Trung Hoa đặc biệt coi trọng bởi nơi đó được cho rằng có nhiều mỏ vàng dễ khai thác.
"An Nam lý số hữu Trình tuyền" - đó là lời sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đưa ra cho nhà Nguyễn. Nhờ đó, nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi, đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay. Năm 1568, chúa Nguyễn Hoàng khi đó thấy anh mình là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết chết, thấy số phận của mình bị nguy cấp, Nguyễn Hoàng đã sai người đến diện kiến Trạng Trình ở am Bạch Vân để xin lời sấm. Câu chuyện cụ Trạng cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và bảo: "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân", nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được. Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị xin với anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, nhờ đó mà dựng nên nhà Nguyễn ở phương Nam.
Sau này, nhà Nguyễn đã đổi câu sấm của Trạng Trình thành: "Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân" hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi. Việc nhà Nguyễn di chuyển vào vùng Thuận Hóa tạo điều kiện mở rộng bờ cõi nước Việt xuống phía Nam, hình thành địa đồ quốc gia Việt Nam như hiện nay có tầm ảnh hưởng không nhỏ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những dự đoán ứng nghiệm - Ảnh 2

Khu vườn tượng trong khu di tích Trạng Trình ngày nay.

Phải giữ được Biển Đông!
Tài tiên tri của cụ được lưu truyền qua nhiều câu sấm ký gọi là "Sấm Trạng Trình". Cụ được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến Quốc hiệu Việt Nam. Cụ để lại cho đời một di sản văn hóa đồ sộ, ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân đạo, giàu chất triết lý, đầy tình yêu nước và là kho tàng Minh triết cho muôn đời sau. Ngoài câu sấm ký "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân", thì với Biển Đông, cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình". Những lời sấm truyền này được ghi rõ trong Bạch Vân Am Thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn. Trong đó có câu: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình/Chí những phù nguy xin gắng sức/Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Với con mắt chiến lược, nhìn thấy đại cục thiên hạ ngàn năm, Trạng Trình đã khuyên thế hệ sau phải nắm giữ được Biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc, càng thấy rất "kim nhật kim thì", rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ "Chí những phù nguy xin gắng sức" (Ngã kim dục triển phù nguy lực), nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược, một dự báo thiên tài: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình/Vạn lý Đông minh quy bả ác/ức niên Nam cực điện long bình".
Trải qua không ít thực tế, chúng ta càng thấy những câu thơ sấm truyền của cụ Trạng mang tính thời sự thức thời đối với người Việt. Hai câu thơ mang tính dự báo chiến lược của cụ Trạng càng khiến lay động từ sâu thẳm ý chí của người Việt về cái tâm thức bám biển, giữ biển của mình. Tự ngàn xưa, người Việt đã là những cư dân sông nước, cư dân của văn hóa biển đảo.
Với kho sấm truyền của cụ Trạng, nhà nghiên cứu, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, người có "duyên" làm bộ phim Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm, góp phần giải mã cuộc đời một kỳ nhân nhận định: Những lời sấm còn ứng đúng với hai cục diện trên thế giới. Cục diện thứ nhất là đại chiến thế giới lần thứ II. Đại chiến thế giới khởi đầu từ khi phát xít Đức tấn công Ba Lan, từ năm 1940 đã bắt đầu rục rịch (cuối năm Thìn - Long vĩ) khởi đầu chiến tranh, đến năm 1941 (đầu năm Tỵ - Xà đầu) Hitler tấn công Liên Xô (cũ). Qua cuối năm 1942, giữa năm 1943 (Mã đề dương cước) thì đến năm 1944 - 1945 (Thân Dậu niên lai kiến thái bình) mới qua khỏi nạn chiến tranh. Cục diện thứ hai là cuộc chiến tranh Iraq cũng xảy ra vào cuối năm Thìn (2000), đầu năm Tỵ (2001) rồi kéo dài đến hết năm Thân - Dậu mới ổn.
Tuy nhiên, qua bài viết này vẫn chưa thể giải mã hết những bí ẩn của điều gọi là "Sấm Trạng Trình". Thực tế, cho đến nay vẫn cần sự quan tâm của các nhà khoa học để giải đáp. Cuối cùng, những lời sấm của nhà tiên tri số 1 Việt Nam cũng vẫn quay trở về với ý nghĩa sâu xa như ngay trong lời cảm đề ông đã viết: "Bí truyền cho con cháu - Dành hậu thế xem chơi", mọi ý nghĩa sâu xa hơn vẫn là một câu hỏi lớn.
Nhà tiên tri số 1
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi, đời vua Lê Thánh Tông (tức năm Hồng Đức thứ 22 - năm 1491) tại làng Trung Anh, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương - nay là làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng. ông sinh trưởng trong một dòng tộc danh gia. Cha ông là Thái Bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, mẹ là bà Nhữ Thị Thục, tinh thông lý số, là con gái của quan Thượng thư Nhữ Văn Lân. Cụ Trạng mất năm ất Dậu (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là nhà tiên tri số 1 của Việt Nam. Người Trung Hoa thì coi ông là "An Nam lý số hữu Trình tuyền".

Trang trí trong kiến trúc truyền thống

Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công trình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như: đình, đền...