Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

[flash=300,80]http://lyric.tkaraoke.com/Nghe.swf?autostart=true&song=http://lyric.tkaraoke.com/34191/SongSound.aspx?srid=160442&songinfo=Thái%20Thịnh%20-%20Diễm%20Thùy%20-%20Duyên%20Phận&songlink=http://lyric.tkaraoke.com/34191/duyen_phan.html&[/flash]

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục.
Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 2: Cuộc di dân lịch sử
Cuộc di dân và khai khẩn về phương Nam. (Ảnh tổng hợp)
Tương truyền lúc mang thai, mẹ chúa Nguyễn Phúc Nguyên là phu nhân Nguyễn Thị nằm mơ thấy có vị Thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ “Phúc”.
Khi tỉnh dậy, bà kể lại cho mọi người giấc mơ của mình. Mọi người chúc mừng bà và đề nghị đặt tên đứa bé là Phúc. Nhưng bà nói rằng nếu đặt tên là Phúc thì chỉ mình đứa bé hưởng, nên bà muốn lấy chữ “Phúc” làm tên lót, ẩn chứa mong muốn rằng đứa bé sau này sẽ tạo phúc cho muôn dân.
Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên chính thức lên kế vị. Ông ban hành rất nhiều chính sách về dân sự nhằm xây dựng chính quyền Đàng Trong hùng mạnh, cũng như ổn định cuộc sống dân chúng. Người dân tin yêu gọi ông là Sãi Vương, chúa Sãi, chúa Bụt hay Phật chúa.
Sách “Đại Nam thực lục” ghi chép lại rằng:
Nguyễn Phúc Nguyên cho sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục, bấy giờ người ta gọi là Chúa Phật. Từ đấy mới xưng quốc tính là họ Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc.
Năm 1611 đất họ Nguyễn đã trải dài đến vùng cực nam Phú Yên (ảnh qua lichsunuocvietnam.com)

Hội An trở thành cảng tiêu biểu ở châu Á, nổi tiếng trên thế giới

Chúa Nguyễn cho mở hải cảng ở Quảng Nam để thông thương với nước ngoài, trong đó cảng Hội An là lớn nhất, đồng thời viết thư mời các thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Rất nhiều thương gia Nhật Bản và phương Tây đã đến giao thương, biến Hội An thành đô thị, hải cảng quốc tế tiêu biểu ở châu Á.
Thời gian này Hội An là đô thị rất trù phú, được nhiều nơi trên thế giới biết đến, có rất nhiều khu phố dành cho thương gia nước ngoài.
Theo các tài liệu lịch sử, số lượng thuyền vào thương cảng đông đến nỗi buồm của chúng được ví “như rừng tên xúm xít” (trích trong Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán), còn hàng hóa thì “không thứ gì không có” và số lượng thì “cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được” (trích từ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn).
Một người Ý là Christoforo Borri cư trú ở Hội An vào năm 1618 đã mô tả về Hội An như sau:
Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam”.
“Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ”.
“Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích”.
Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ. (Ảnh từ wikipedia.org)

Quan hệ chúa Trịnh – chúa Nguyễn

Năm 1620 chúa Trịnh vô cớ gây chiến nên chúa Nguyễn quyết định hoàn toàn đoạn tuyệt với việc nộp cống thuế cho Đàng Ngoài.
Năm 1623, Trịnh Tùng chết, các con tranh ngôi Chúa mà làm loạn Bắc Hà. Nhiều người hiến kế cho chúa Nguyễn nhân cơ hội này tiến đánh chúa Trịnh, với lý do 3 năm trước chúa Trịnh vô cớ đưa quân tiến đánh vào Đàng Trong. Thế nhưng chúa Nguyễn Phúc Nguyên nói rằng: “Ta muốn nhân cơ hội này nổi nghĩa binh để phò vua Lê, nhưng đánh lúc người có tang là bất nhân, thừa lúc người lâm nguy là bất vũ. Huống chi ta với Trịnh có nghĩa thông gia”.
Hào kiệt khắp nước nghe được câu này của ông liền đi theo rất đông, trong đó nổi tiếng có Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, giúp Đàng Trong ngày càng hùng mạnh, cư dân đi xuống phía Nam đến tận vùng Nam Bộ.
Tháng 3/1627, chúa Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân theo 2 đường thủy bộ tiến đánh Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hội quân ở cửa biển Nhật Lệ. Chúa Sãi cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Phúc Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh.
Quân chúa Trịnh lợi dụng ưu thế về số lượng tấn công, nhưng không sao chọc thủng được phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Nhờ mở cửa giao thương với phương Tây mà quân chúa Nguyễn có được đại bác của Bồ Đào Nha uy lực rất mạnh, đạn bắn rất ổn định, hầu như không bị tắc, tốc độ bắn nhanh hơn, khoảng cách bắn cũng xa hơn so với đại bác cũ, khiến 20 vạn đại quân Trịnh Tráng không thể làm gì được.
Được Đào Duy Từ hiến kế, năm 1630 chúa Nguyễn Phúc Nguyên trả lại sắc lệnh cho chúa Trịnh Tráng đánh dấu mốc chuyển từ chính quyền địa phương thành chính quyền độc lập.
Nguyễn Phúc Nguyên
Những ngôi nhà cổ Hội An. (Ảnh từ wikipedia.org)

Tự trang bị đại bác cùng quân đội hiện đại

Nhận thấy uy lực của đại bác Bồ Đào Nha, và nhằm xây dựng quân đội hùng mạnh, chúa Nguyễn đã mời cha con người Bồ Đào Nha Jean De La Croix từ Hội An ra Huế giúp mở xưởng đúc vũ khí đạn dược. Năm 1631, chúa Nguyễn mở cơ sở đúc súng đại bác cùng trường bắn.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng xây dựng quân đội Hoàng Sa nhằm bảo vệ lãnh thổ trên biển cùng quần đảo Hoàng Sa. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) trong tham luận tại Hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn năm 2008 đã phát biểu rằng: “Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chính là người đã sáng tạo ra một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông hết sức độc đáo là đội Hoàng Sa”.
Nguyễn Phúc Nguyên
Phố cổ Hội An với Chùa Cầu phía sau. (Ảnh từ wikipedia.org)

Cuộc di dân lịch sử của người Việt

Do phải đối phó với sức mạnh từ Xiêm La (Thái Lan ngày nay), Quốc Vương Cao Miên muốn đặt quan hệ thông gia với chúa Nguyễn, từ đó công nữ Ngọc Vạn đã trở thành Hoàng hậu của vua Chey Chettha II. Chúa Nguyễn gửi quân cùng vũ khí sang giúp Cao Miên đẩy lui các cuộc xâm lược của Xiêm La. Quân chúa Nguyễn dùng đại pháo do người Bồ Đào Nha giúp đúc được khiến quân Xiêm La kinh hoàng phải rút lui.
Chúa Nguyễn cũng đã thương lượng với vua Chey Chettha II và được nhượng lại 1 dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa ngày nay), đồng thời chúa Nguyễn được phép lập hai thương điểm là Prei Nokor (thuộc khu Chợ Lớn, Sài Gòn sau này) và Kas Krobey (khu vực Bến Nghé, Sài Gòn sau này) để thu thuế.
Đồng thời người Việt ở Đàng Trong được phép đến sinh sống ở vùng Thủy Chân Lạp (tức Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và miền Nam Campuchia ngày nay). Chúa Nguyễn cũng cho quân đến đóng ở vùng Prei Nokor (tức  Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa) của Chân Lạp nhằm bảo vệ người Việt làm ăn buôn bán sinh sống, đồng thời giúp Cao Miên khi có biến.
Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn người Việt xuất hiện rất đông ở Cao Miên, khu vực ngày này là Đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa. Miền Nam Campuchia cũng rất đông người Việt sinh sống. Đây là tiền đề quan trọng cho việc mở rộng lãnh thổ về sau này.
Nguyễn Cư Trinh, người phò tá cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên đưa người Việt vào Nam Bộ đã có lời tổng kết rằng:
“Đời trước lập Gia Định, tất trước mở xứ Mỗi Xoài, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi mới mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lấn dần như tằm ăn.” (trích Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn).
Nguyễn Phúc Nguyên
Lăng Trường Diễn của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên qua đời vào ngày 19/11/1635, hưởng thọ 73 tuổi. Lăng mộ táng tại Sơn Phận, huyện Quảng Điền; sau cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Diễn. 
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ hoàn thành tâm nguyện của cha mở rộng cương vực lãnh thổ về phía Nam, mà còn phát triển kinh tế, mở cảng giao thương với thế giới. Cảng Hội An được xem là lớn và tiêu biểu nhất châu Á lúc bấy giờ, nổi tiếng trên thế giới. Quân đội của chúa Nguyễn cũng được xây dựng hùng mạnh với vũ khí hiện đại, không chỉ đánh bại đội quân chúa Trịnh, mà còn giúp Cao Miên đánh bại Xiêm La.
Quân đội cũng theo chân người Việt di cư xuống tận vùng Nam Bộ nhằm bảo vệ cư dân sinh sống, giúp cuộc di dân lịch sử của người Việt xuống phương Nam thành công tốt đẹp.

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt – Phần 4: Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất

Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Tần mất. Nguyễn Phúc Thái lên ngôi, thời kỳ này lãnh thổ Đàng Trong không có gì thay đổi. Năm 1691, Nguyễn Phúc Chu lên ngôi nối tiếp các đời chúa Nguyễn trước đó, mở rộng lãnh thổ hơn về phương Nam.
Nguyễn Phúc Chu sinh vào tháng 5 (âm lịch) năm Ất Mão 1675, ông là con cả của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái và bà Tống Thị Lĩnh (người ở Tống Sơn, Thanh Hóa).
Sách Đại Nam thực lục có ghi chép rằng:
“Trước kia, năm Giáp dần, mùa thu, ở phương Tây Nam trên trời mở ra một lỗ, có mây sắc vận quanh, ở giữa một luồng ánh sáng rực trời tỏa ngay vào chỗ nhà mẫu hậu ở, người thức giả cho là điềm Thánh. Năm sau chúa đúng kỳ giáng sinh, mùi thơm nức nhà”.
Cũng theo sách Đại Nam thực lục thì thuở nhỏ Nguyễn Phúc Chu không chỉ say mê đèn sách mà còn chăm chỉ luyện võ thuật, lớn lên không chỉ văn hay mà võ cũng rất giỏi.
Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 4: Chiêm Thành quy thuận, Cao Miên dâng đất
Nguyễn Phúc Chu say mê đèn sách. (Tranh minh họa của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

Dùng Phật Pháp giáo hóa muôn dân, xã hội cực thịnh

Khi lên ngôi Nguyễn Phúc Chu mới 16 tuổi. Ngay năm đó ông cho giảm một nửa thuế ruộng cho dân. Người thời bấy giờ gọi ông là Quốc Chúa.
Mới lên ngôi Quốc Chúa đã chiêu hiền đãi sĩ, loại bỏ nịnh thần, dùng người có chí khí, nghe lời người ngay thẳng bãi bỏ thói xa hoa lãng phí.
Là nguời mộ đạo, chúa Nguyễn Phúc Chu chủ trương hồng dương Phật Pháp. Ông cho xây dựng một loạt chùa miếu; mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, Mỹ Am; phát tiền gạo cho người nghèo.
Quốc Chúa dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, khiến đạo đức thăng hoa, xã tắc ổn định, người dân có cuộc sống sung túc. Đây cũng là nền tảng giúp cho các cuộc Nam tiến, mở rộng lãnh thổ thành công.
Năm 1710, nhân ngày Phật đản, Chúa cho đúc chuông chùa Thiên Mụ nặng 2.021 kg, cao 2,5 m, đường kính 1,2 m. Tiếng vang của chuông bao phủ khắp kinh thành, tiếng chuông cũng đánh dấu giai đoạn phát triển đến cực thịnh ở Đàng Trong, vì một xã hội có niềm tin tín ngưỡng thì sẽ ổn định, người người đều quy thuận.
Chùa Thiên Mụ ở Huế. (Ảnh từ khoahocnet.com)

Sáp nhập Bình Thuận, Ninh Thuận, Hà Tiên, đảo Phú Quốc vào lãnh thổ

Từ năm 1690 đến 1692, vua Chiêm Thành là Bà Tranh thường cho quân vượt biên giới đến đốt phá giết hại dân Việt ở hai Phủ Thái Khang và Diên Ninh (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh.
Nguyễn Hữu Cảnh đánh bại quân Chiêm Thành, đuổi theo tận đến kinh thành nước Chiêm, bắt được vua Chiêm giải về Phú Xuân.
Chúa Nguyễn cho sáp nhập đất Chiêm Thành vào lãnh thổ (nay là tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận), đặt tên là trấn Thuận Thành, lập ra phủ Bình Thuận.
Văn hóa người Chăm Pa ở Mỹ Sơn. (Ảnh qua vietnamspirittravel.com)
Sau khi Bà Tranh chết tại Huế, em là Kế Bà Tử nghe theo một người Mãn Thanh là A Ban tập hợp quân nổi lên. Năm 1693, lợi dụng lúc Nguyễn Hữu Cảnh đã đi Tây chinh, quân Chiêm đánh bại quân chúa Nguyễn, quân cứu viện từ Bà Rịa đến cũng bị đánh bại.
Quân Chiêm đánh chiếm lại Phan Rí, rồi bao vây Phan Rang. Quân chúa Nguyễn ít hơn nên giữ chặt thành khiến quân Chiêm phải lui binh.
Năm 1694, A Ban lại cho quân đến vây Phan Rang. Quân Chúa Nguyễn từ Bình Khang đến ứng cứu khiến A Ban phải lui binh.
Nhận thấy người Mãn Thanh là A Ban chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người Chiêm nổi dậy, chúa Nguyễn cho quân tập trung đánh A Ban, khiến A Ban thua trận phải chạy trốn.
Lúc này để giữ yên người Chiêm, tránh họ nổi loạn, chúa Nguyễn đã đồng ý ký hòa ước cho khôi phục vương quốc Chăm Pa với hình thức là một khu tự trị với tên là Thuận Thành Trấn, trực thuộc lãnh thổ Đàng Trong. Chúa Chăm Pa được gọi là Trấn Vương.
Sau đó, mối quan hệ với Chăm Pa diễn ra tốt đẹp, người Chăm Pa không còn nổi loạn nữa.
Chúa Nguyễn Phúc Chu có nhiều động thái để khẳng định và cai quản các cùng đất phía Nam như: Đặt phủ Bình Thuận cai quản các vùng đất của người Chăm Pa là Phan Rang, Phan Rí; đặt phủ Gia Định; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.
Tháng 8/1708, một người Hoa tên là Mạc Cửu đang khai phá ở vùng Hà Tiên dâng thư lên chúa Nguyễn xin được quy thuận, sáp nhập vùng Hà Tiên, đảo Phú Quốc vào lãnh thổ Đàng Trong. Chúa nhận lời và phong Mạc Cửu làm Thống binh trấn giữ vùng Hà Tiên.

Cao Miên dâng vùng đất Mỹ Tho và Vĩnh Long

Mùa xuân năm 1698, vua Nặc Yêm của Cao Miên cho quân đi cướp bóc dân buôn người Việt. Triều đình liền sai Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất Cao Miên. Vua Nặc Yêm không chống cự được phải đầu hàng và xin được cống nạp như cũ.
chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ
Tượng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong đình Bình Kính, xã Hiệp Hòa, Biên Hòa. (Ảnh từ wikipedia.org)
Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Ông sắp đặt các quan chức địa phương để cai quản vùng đất này.
Sách Đại Nam liệt truyện ghi chép lại rằng:
Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh […] đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ. 
Năm 1725, chúa Nguyễn Phúc Chu qua đời, Nguyễn Phúc Thụ lên thay, người thời đấy gọi là Ninh vương (tục gọi là chúa Ninh). Ông cũng là người mộ đạo, tiếp tục chí hướng của cha hồng dương Phật Pháp, giúp Đàng Trong duy trì giai đoạn cực thịnh.
Năm 1729, một người gốc Lào là Prea Sot sách động người Cao Miên tàn sát người Việt ở vùng Banam, rồi cho quân quấy nhiễu Sài Gòn.
Tướng Trương Phước Vĩnh sai cai cơ Đạt Thành ra ngăn lại nhưng thất bại. Sau đó Giám quân cai đội Nguyễn Cửu Triêm đi đánh, quân Cao Miên thua chạy về Vũng Gù (thuộc Mỹ Tho ngày nay). Quân chúa Nguyễn tiến tiếp vào Vũng Gù đánh bại loạn quân của Cao Miên.
Lúc này vua Cao Miên sợ bị vạ lây, liền gửi thư giải thích rằng mọi việc đều do Prea Sot gây ra, đồng thời xin đem Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Nguyễn để cầu hòa. Chúa Nguyễn tiếp nhận các vùng đất này năm 1732.
Nhận thấy vùng đất phía Nam đã rất rộng lớn, chúa Ninh cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại địa phương rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp.
Bản đồ Đại Việt năm 1732. Thuận Thành Trấn là vùng tự trị. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần 1: Những cuộc tàn phá và thảm sát

Sự thất bại của quân Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn Phúc Ánh bao nhiêu lần tay trắng bại vong lại vẫn nhận được sự ủng hộ của người dân? Nhà Tây Sơn đã làm những điều gì để mất lòng dân đến như vậy?
Tóm tắt bài viết: Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Hội An được xây dựng và phát triển trở thành thương cảng tiêu biểu của châu Á và nổi tiếng khắp thế giới. Rất nhiều thương nhân từ Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu đến đây giao thương, biến Hội An thành hải cảng quốc tế tiêu biểu ở châu Á. Hội An là đô thị rất trù phú, được nhiều nơi trên thế giới biết đến, có rất nhiều khu phố dành cho thương gia nước ngoài.
Một người Ý là Christoforo Borri cư trú ở Hội An vào năm 1618 đã mô tả rằng:
“Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam”.
“Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ”
“Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích”.
Thế nhưng quân chúa Trịnh và quân Tây Sơn sau khi chiếm Quảng Nam đã tàn phá tất cả Hội An. Không chỉ sử liệu thời nhà Nguyễn mà nhiều thương gia phương Tây cũng chứng kiến ghi nhận cảnh này.
Phố cổ Hội An xưa (Ảnh qua vi.wikipedia.org)
Phố cổ Hội An xưa (Ảnh qua vi.wikipedia.org)
Vào thời điểm 1774-1775 là giai đoạn mà quân Trịnh tiến đánh Phú Xuân (Huế), chúa Nguyễn phải chạy về Quảng Nam, lại bị quân Tây Sơn đánh ra uy hiếp. Một bức thư năm 1775 của Halbout đã ghi nhận:
“Quân nổi loạn đã cướp bóc, cướp phá chẳng nương tay, đến nổi các tỉnh Cham cứ 20 người thì có 19 người chết vì bị đầy đọa khổ sở. Các giáo khu ở Hàn và Cầu Né đều không còn… Năm ngoái, ở Bầu Nghé từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch số giáo dân bị giết đến sáu trăm người… Ở một nơi khác cũng thời gian ấy, ít nhất có đến 1500 giáo dân bị giết. Suốt hai năm ròng gần như quanh tôi lúc nào cũng có người chết và hấp hối…”
Thư của các giáo sĩ thừa sai, NXB Văn học Hà Nội.
Một người Anh Charles Chapman phải thốt lên rằng:
“Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi”
Kiến trúc phố cổ Hội An – Việt Nam, NXB Thế giới
Sau này thành phố Hội An đã được xây dựng lại nhưng không thể được như trước nữa, những khu phố sầm uất đã không còn, nhiều thương gia chứng kiến cảnh tàn phá cướp bóc cũng sợ hãi mà không dám quay lại.
Nhà nghiên cứu Tạ chí Đại Trường dẫn lời Linh mục Labartette miêu tả:
“Ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) không còn một con heo, gà, vịt, đường cát trước kia sản xuất rất nhiều nay biến mất, tiền mất giá một quan còn giá trị độ một đồng, tình trạng đói khổ ăn xin xuất hiện phổ biến trong xứ.”
Lê Quý Đôn cũng ghi nhận trong thảm cảnh ở Quảng Nam trong “Phủ biên tạp lục” như sau:
“…quá đỗi đói khổ cùng khốn, họ chỉ ngóng trông quân nhà vua đến giải cứu cho họ…”

Cù lao Phố: Trung tâm thương mại sầm uất nhất Nam Bộ bị tàn phá

Trung tâm thương mại ở Nam Bộ là cù lao Phố nằm bên sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, Biên Hòa ngày nay. Nguồn gốc của nó là do một số tướng lĩnh nhà Minh do không quy phục nhà Thanh nên đến xin chúa Nguyễn được làm con dân Đại Việt và được cho phép khai phá vùng đất này. (Xem bài: Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ Đại Việt như thế nào? – Phần 3: Lãnh thổ mở rộng đến Gia Định)
Thời ấy thương nghiệp phát triển dẫn đến các nghề thủ công như dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v.. rất phát triển. Nơi đây thuận tiện giao thông thủy bộ, buôn bán tấp nập, nên bắt đầu phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Nam Bộ.
Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn?
Cù lao Phố ngày nay.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” mô tả rằng Nông Nại đại phố lúc đầu do Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài – từng là tổng binh ba châu Cao – Lôi – Liêm dưới triều Minh) khai phá, ông “chiêu nạp được người buôn nước Tàu, xây dựng đường phố, lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội…”
Trịnh Hoài Đức mô tả trong “Gia Định thành thông chí” của mình như sau:
“Các thuyền ngoại quốc tới nơi này (cù lao Phố) bỏ neo, mướn nhà ở, rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất liền biết. Các hiệu buôn này định giá hàng, tốt lẫn xấu, rồi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ động. Đến ngày trở buồm về, gọi là ‘hồi đường’, chủ thuyền cần mua món hàng gì, cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước nhờ mua dùm. Như thế, khách chủ đều được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đàn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi…”.
Khi quân Tây Sơn đánh vào Nam bộ, lịch sử ghi nhận rằng cù lao Phố bị tàn phá, người Hoa kiều bị tàn sát. Quân Tây Sơn cướp bóc của cải chở về Quy Nhơn, những gì còn lại đều bị đốt sạch. Các cơ sở thủ công bị phá, dân chúng bị tàn sát, nước đỏ ngầu vì máu. Những người Hoa may mắn sống sót chạy về Bến Nghé, sau này thành lập lại trung tâm thương mại ở vùng Chợ Lớn.
Trận Thị Nại
Những gì còn lại đều bị đốt sạch. (Ảnh minh họa từ imgur.com)
Trịnh Hoài Đức mô tả sự việc này trong “Gia Định thành thông chí” rằng từ khi bị Tây Sơn tàn phá, “nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước”.
Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng Chợ Lớn, sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay. Kể từ đó, vùng cù lao Phố đánh mất vai trò là trung tâm thương mại của Đàng Trong mà thay vào đó là Chợ Lớn và Mỹ Tho.

Mỹ Tho: Vùng kinh tế hưng thịnh bị tàn phá

Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa (khu vực đường Nguyễn Hùynh Đức bây giờ ).
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là cù lao Phố). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông – ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.
Nguyễn Phúc Ánh
Quân Tây Sơn. (Ảnh minh họa từ lyhocdongphuong.org.vn)
Tuy nhiên quân Tây Sơn đã tàn phá vùng kinh tế hưng thịnh này một cách không thương tiếc. Nhà nghiên cứu Sơn Nam đã mô tả trong “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” rằng:
“Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chàm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm 1788 trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nửa”.
Thậm chí người ta đã coi quân Tây Sơn như cường đạo. Tại Vĩnh Thanh, trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng “đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì”.

Thảm sát người Hoa ở Chợ Lớn

Từ khi cù lao Phố bị phá hủy thì các hoạt động thương mại phải di dời tập trung về Chợ Lớn.
Năm 1782 Nguyễn Nhạc đến “18 thôn vườn trầu” thì bị phục kích thua trận. Nhận ra quân phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Hoa ủng hộ Nguyễn Phúc Ánh, Nguyễn Nhạc đã thực hiện một cuộc thảm sát đối với người Hoa.
Tây Sơn
Chợ Lớn xưa. (Ảnh từ internet)
Nhà nghiên cứu Sơn Nam căn cứ theo “Gia Định thông chí” viết trong cuốn “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” như sau:
“Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy. Qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 quan tiền, còn các loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở”.
Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ lâu.
Sự thật là quân Tây Sơn đã tàn sát bao nhiêu người? Linh mục Andre Tôn trong bức thư viết ngày 1/7/1784 mô tả số người chết trong cuộc thảm sát này là 10.000 đến 11.000 người, trong đó phần lớn là người Hoa. Linh mục Castuera, người đã có mặt ở Chợ Quán ngày 7/7/1782, ghi nhận có 4000 người Hoa bị giết. Số nạn nhân thật sự trong những cuộc thành trừng của Tây Sơn là không thể biết chính xác, nhưng một bầu không khí khủng bố đối với người Hoa ở đây là có thật.
(Còn tiếp)

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

9 đại trí tuệ kinh điển của người xưa, 5.000 năm sau hậu thế còn tấm tắc



Trí tuệ của người xưa là kho tàng vô giá. Bạn có thể tìm thấy trong đó nghệ thuật xử thế, đạo lý làm người, nguyên tắc tu dưỡng bản thân… Tất cả chỉ gói gọn trong vài chữ thoạt nhìn tưởng đơn giản mà cô đọng, súc tích và đầy gợi mở. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số đạo lý kinh điển như thế trong bài viết nhỏ này. 
Người ta nói, chuyện trong thiên hạ có đến 8, 9 phần là không như ý. Cuộc đời bạn hẳn không thiếu những thời điểm trái ngang, cảnh ngộ túng quẫn hay va vấp nhấp nhô. Phải đối diện với chúng ra sao? Con người hiện đại không dễ trả lời được. Nhưng bậc thánh hiền cổ đại thì luôn có lý lẽ riêng, trí huệ riêng.
1. Người đại thiện như nước, ở chỗ thấp mà không tranh giành
Trong chương 8, Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: “Người thiện vào bậc cao [có đức cao] thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở chỗ mà mọi người đều ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo” (Thượng thiện nhược thuỷ. Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố ky ư đạo).
Lão Tử ví người thiện lương như nước, là một hình ảnh rất sinh động, lột tả. Nước vốn nhu hòa, biết cương nhu tùy lúc, nhu thì hiền hòa, róc rách như suối, cương thì ầm ầm lũ cuốn nước trôi. Nước lại rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, luôn nhún nhường, hạ mình, khi chảy thì thành sông, thành suối, bốc lên lại hóa mây mù mưa tuôn, ở đâu cũng là nuôi dưỡng, thấm nhuần vạn vật.
Đạo gia cũng giảng: “Nước là rất thiện, rất mềm” (Thủy vi chí thiện chí nhu). Nước sinh ra từ lòng đất, dung dưỡng muôn loài, khi đọng thì chọn chỗ thấp, lúc chảy gặp chướng ngại thì tự mình uốn khúc tránh đi. Thế nên ở đâu nước cũng đến được. Làm người mà hành xử được như nước há chẳng tuyệt vời lắm sao?


Làm người mà hành xử được như nước há chẳng tuyệt vời lắm sao. Ảnh vi.wikipedia.org

2. Người đại trí giả ngu, không cậy mình thông minh
Lão Tử khuyên: “Kẻ đại trí trông như ngu đần, kẻ đại dũng trông như khiếp sợ, kẻ khôn khéo thì trông như vụng về” (Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết).
Người có thực tài thì không để lộ tài năng ra bên ngoài. Vẻ ngoài của họ trông như đần độn, ngu tối, vụng về nhưng thực ra chỉ là giả tướng. Phải là người có đức Nhẫn cao, trí huệ cao mới thực hiện nổi điều ấy. Điều đó trái ngược hẳn với con người hiện đại luôn cho rằng tài năng phải xuất lộ ra bên ngoài để mưu cầu tiến thân, được mọi người thừa nhận.


Người đại trí giả ngu, không cậy mình thông minh. Ảnh (th.wikipedia.org0

Có một lý do giải thích cho sự lạ này, đó là làm kẻ thông minh thái quá thì thường rước vạ vào thân. Ông cha ta chẳng đã nói: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” đó sao? Vậy nên phàm là kẻ dũng mãnh thì chết vì đao thương, kẻ khôn khéo thì chết vì mối lợi, kẻ thông minh lại chết vì danh tiếng. Cứ giả ngu, giả si mà không tranh với đời, hưởng phúc thái bình chẳng tốt hơn sao?
3. Điềm nhiên không màng lợi, tâm sáng lập chí 
Trong “Giới tử thư” (Thư dạy con), Gia Cát Lượng căn dặn con trai mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí, không tĩnh lặng thì không nghĩ được xa xôi” (Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn). Đạm bạc, thanh đạm là đức tính của bậc quân tử. Đạm bạc không phải là sống một đời nghèo khó, kham khổ không miếng ăn. Đạm bạc là thanh bần, vui với đạo Trời, tùy duyên hành xử, xa vòng lợi danh, giữ tròn khí tiết.
Lão Tử cũng giảng: “Người điềm đạm chính là kẻ sĩ bậc thượng, thắng cũng không lấy làm đắc ý” (Điềm đạm vi thượng, thắng nhi bất mỹ). Muốn lập nên sự nghiệp lớn thì chí ắt phải vững vàng. Muốn cho chí vững vàng thì cái tâm phải thanh tịnh, kiền tịnh, bớt đi ham muốn, an định tinh thần.


Gia Cát Lượng bậc quân tử điềm nhiên không màng lợi, tâm sáng lập chí làm nên nghiệp lớn, lưu danh muôn đời. Ảnh youtube.com

4. Nước chảy đá mòn, quý ở kiên trì
Câu này có nguồn gốc từ cuốn “Hạc lâm ngọc lộ” của La Đại Kinh thời Tống: “Nhất nhật nhất tiễn, thiên nhật thiên tiễn, thằng cứ mộc đoạn, thủy tích thạch xuyên” (Một ngày một đồng, nghìn ngày nghìn đồng, thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn).
Chuyện kể rằng vào triều Tống, Trương Quai Nhai làm huyện lệnh huyện Sùng Dương. Một hôm ông nhìn thấy một tên tiểu lại đi từ kho của phủ ra với vẻ bối rối, trong khăn chùm đầu có cất giấu một lượng tiền. Trương Quai Nhai hạ lệnh tra khảo.
Tiểu lại không phục nói rằng: “Một đồng tiền thì tính toán làm gì? Ông chỉ có thể đánh ta, không thể giết ta được”. 
Trương Quai Nhai tức giận nói: “Một ngày một đồng, ngàn ngày ngàn đồng, thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn. Chém đầu!”. 
Chuyện nhỏ coi thường, lâu ngày tích tụ thì không còn nhỏ nữa. Cũng như vậy, việc nhỏ mỗi ngày, nếu kiên trì làm sau này ắt có thành tựu. Kiên trì là đức tính rất đáng trọng của đời người. Ai có thể kiên định theo đuổi đến cùng con đường của mình người ấy sớm muộn cũng làm nên chuyện lớn.


Ai có thể kiên định theo đuổi đến cùng con đường của mình người ấy sớm muộn cũng làm nên chuyện lớn. Ảnh (onlinebooks.library.upenn.edu)

5. Tích lũy nhiều dùng ít một, lấy nhu thắng cương
Người xưa nói: “Quân tử thì tích lũy nhiều mà chỉ dùng ít một” (Quân tử hậu tích nhi bạc phát). Sự tích lũy ở đây không chỉ đơn thuần là tài vật, tiền của mà còn là tri thức, kinh nghiệm, đạo học. Người quân tử học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi để hết cái sở học ấy lộ ra ngoài. Họ chỉ vận dụng vừa đủ những gì mình biết, mình hay. Như thế cũng là đạo lý khiêm cung, khiêm nhường, không tự cho mình là nhất.
“Lấy nhu thắng cương” chính là dùng sự mềm mỏng, nhu hòa mà khắc chế cái cứng rắn, cương nghị. Theo Đạo gia, vạn vật đều có tương sinh tương khắc, cái mềm có khi lại trị được cái cứng, mọi thứ đều thuận theo tự nhiên mà biến hóa. Người xưa cũng nói, cứng quá thì gãy, hành sự phải biết ôn hòa, mềm mỏng mới đạt được mục đích cuối cùng.
6. Biển lớn vì dung nạp nước của trăm sông
Biển lớn không phải vì hứng nước trên trời mà là biết dung nạp dòng chảy của trăm nghìn sông suối. Biển lớn và sâu cũng không chê sông cạn, suối khô, đều là khoan hòa. Con người cũng vậy, khoan dung, độ lượng, nhân ái, từ bi chính là không chê người khác thấp hèn, kém cỏi, không giữ thành kiến trong lòng. Có như thế, người ta mới thu được nhân tâm, lấy được lòng thiên hạ.
7. Hàm dưỡng tâm tính, trở về bản tính nguyên sơ
“Phản bổn quy chân” (Bỏ chỗ u tối, trở về nơi chân chính) là một giáo lý của Đạo gia. Người tu luyện Đạo gia thông qua tu hành, hàm dưỡng, sửa tâm tính để sinh mệnh có thể trở về trạng thái nguyên sơ ban đầu. Họ cho rằng, bản tính nguyên sơ của con người là thuần phác và chân thật, là gần với bản tính của “Đạo”.
Người ta mới sinh là lương thiện, thuần tịnh. Nhưng theo thời gian dục vọng, cám dỗ không ngừng nảy sinh, hoàn cảnh xã hội cũng liên tục biến đổi, tác động, người ta đã không còn giữ được bản tính nguyên sơ của mình. Sự hấp dẫn của danh, lợi, tình khiến con người càng lún sâu vào một vũng lầy, khó thoát mình ra nổi.
Muốn thoát ra khỏi sự tăm tối ấy, người ta phải tu dưỡng tâm tính, vứt bỏ dục vọng mà quay trở về.


Hàm dưỡng tâm tính, trở về bản tính nguyên sơ. Ảnh (karolinapatryk.com )

8. Thành tâm thì sẽ linh nghiệm, chỉ có phẩm đức cảm động được Trời
Trong mọi chuyện, dụng tâm, thành tâm đối đãi thì tất được thành công, mọi sự ắt linh nghiệm. Thành tâm ở đây không phải là một mực truy cầu, theo đuổi mà là có niềm tin kiên định, tâm thái đúng đắn, nguyện vọng hợp lý, lại biết nỗ lực hành sự theo niềm tin ấy. Phẩm đức cao thì ngay cả trời xanh cũng cảm động. Giữ gìn sự lương thiện cũng có thể cảm hóa lòng người.
9. Đại đạo là vô cùng đơn giản, thuần phác tự nhiên


Đại đạo cũng là hàm súc, cô đọng, bề mặt câu chữ tưởng giản đơn mà bên trong ý nghĩa thâm sâu vô cùng. Ảnh kechara.com

Đó là tư tưởng chính của Đạo gia. “Đạo” ở đây chính là khái niệm trọng yếu, mang ý nghĩa là “đạo lý cuối cùng nhất”. Như thế “Đại đạo chí giản” chính là muốn nói rằng đạo lý lớn (nguyên lý, quy luật) là cực kỳ đơn giản, đơn giản đến mức chỉ dùng một, hai câu là nói rõ được. Đại đạo cũng là hàm súc, cô đọng, bề mặt câu chữ tưởng giản đơn mà bên trong ý nghĩa thâm sâu vô cùng.

Phàm trên đời, những điều vĩ đại đều có một hình thức vô cùng đơn giản, thậm chí nhìn có vẻ tầm thường. Đó cũng là hợp với cái lý “Đại trí nhược ngu” (Kẻ đại trí trông như ngu đần) mà chúng ta đã bàn ở trên. Người ta muốn sống chiểu theo đại đạo thì biểu hiện cũng cực kỳ đơn giản, không ngoài mấy chữ: Chân, Thiện, Nhẫn. Chân thành đối xử với người, dùng lòng thiện đãi, từ bi mà chở che tất cả, chịu nhẫn nhục mà bao dung hết thảy. Đó chính là đại đạo vậy!

Trang trí trong kiến trúc truyền thống

Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công trình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như: đình, đền...