Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Vị quan nào từng móc họng trả lại bữa ăn cho kẻ hối lộ?


Một môn hạ của Trần Hưng Đạo được vua cử về cai quản phủ Thiên Trường. Khi mới nhậm chức, có người bưng đến biếu 1 mâm cỗ.
Ông hỏi: "Nhà ngươi ở đâu, vì sao lại biếu ta?". Người ấy trả lời: "Bẩm quan lớn, nhà con bên cạnh quý Phủ, nhân có giỗ, vì lòng thành biết ngài mới về trọng nhậm Phủ nhà, nên kính biếu thôi".
Mấy hôm sau, người đó đến cầu cạnh một việc hệ trọng. Bực mình, ông móc họng nôn mửa ra hết rồi gọi lính đuổi đi. Người đó là ai? Mời các bạn cùng làm bài trắc nghiệm này.
Ngân Anh
Ngân Anh

    Trận đánh nào chỉ có một tên giặc chạy thoát?

    Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc ta, có một trận đánh mà theo sử sách ghi chép lại chỉ có duy nhất một tên giặc chạy thoát về nước.
    Bạn có biết đó là trận đánh nào không?

    Ngân Anh

    Bạn biết gì về người giữ vị trí Tổng Tham mưu trưởng lâu nhất?

    Đại tướng Văn Tiến Dũng (2/5/1917 – 17/3/2002) là một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
    Ông là người giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam lâu nhất (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1978), chỉ gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 1954, khi ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Genève về Đông Dương.
    Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975).
    Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh)…
    Năm 2017 này kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

    Ngân Anh

    Bạn biết gì về các vị tướng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh?

    Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên ban đầu là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. 
    Chiến dịch này đã chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm.
    Trong thời gian diễn ra chiến dịch, 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. 
    Bạn biết gì về những vị tướng lĩnh chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh?

    Ngân Anh

    Trận chiến nào mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh?

    Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. 
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. 
    Chính ông, nhân đà thắng trận Buôn Mê Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Lê Đức Anh làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. 
    Bạn có nhớ trận chiến nào mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh?

    Ngân Anh

    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 kết thúc vào ngày nào?

    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là cuộc Tổng tiến công quân sự cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 
    Ngoài Trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát chiến lược, cuộc Tổng tiến công này gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh. 
    Ngoài ra, còn có những chiến dịch nhỏ hơn nhưng diễn ra trên những địa bàn chiến lược như Long Khánh - Xuân Lộc, Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, các trận đánh trên các tuyến phòng thủ từ xa của Quân lực Việt Nam cộng hòa như Tây Ninh - An Lộc - Dầu Tiếng, Phan Rang - Ninh Thuận. 
    Kết quả thắng lợi quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công này đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
    Bắt đầu từ ngày 4/1/1975, bạn có biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 kết thúc vào ngày nào không?

    Ngân Anh

    Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

    Ông Võ Văn Thưởng: 'Nguy hiểm nhất là dân không tin xử lý của chính quyền'

    Xem vụ việc xảy ra ở Mỹ Đức là bài học, ông Thưởng cho rằng chính quyền cần phải lắng nghe, đối thoại, tiếp xúc với dân mới giải quyết được vấn đề nóng.

    Ngày 25/4, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị số 1 tỉnh Đồng Nai đã tiếp xúc cử tri TP Biên Hòa.

    Ông Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cử trị ở TP Biên Hòa sáng nay. Ảnh: Thái Hà

    Nhiều vấn đề nóng tại địa phương như: quy hoạch xây dựng, thu hồi đất đai, ô nhiễm môi trường, ứng xử giao tiếp của công an khu vực, ngập... đã được các cử tri kiến nghị lên đại biểu Quốc hội nhằm giám sát, có ý kiến chỉ đạo giải quyết.

    Một số cử tri xã An Hòa ý kiến Luật đất đai quy định chưa chặt chẽ nên còn chuyện nhóm lợi ích lợi dụng, thu hồi đền bù đất dân giá rẻ, sau đó làm dự án bán đất nền giá cao. Họ cho rằng việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội và đại biểu Quốc hội xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đối thoại với dân tháo gỡ mâu thuẫn như tuần qua là cách làm hay. 

    Phát biểu tại buổi tiếp xúc, ông Võ Văn Thưởng cho rằng để nắm bắt những tâm tư nguyện vọng, cũng như những bức xúc của người dân, cán bộ các cấp địa phương cần phải thường xuyên đối thoại, tiếp xúc và lắng nghe dân. 

    "Vụ việc vừa xảy ra ở Mỹ Đức, Hà Nội là một bài học. Không được để từ sơ suất nhỏ đẻ ra sơ suất lớn dẫn đến người dân mâu thuẫn với chính quyền. Nguy hiểm nhất là dân không tin vào việc xử lý của chính quyền địa phương", ông Thưởng nhấn mạnh. 

    Ông Thưởng cho biết hiện có nhiều vấn đề đã cũ, cử tri ý kiến qua 3-4 nhiệm kỳ Quốc hội nhưng vẫn chưa giải quyết xong. "Chính quyền nghĩ rằng có văn bản trả lời là xong rồi, nhưng cái lớn nhất là vấn đề bức xúc của dân không được giải quyết. Nếu chúng ta có một văn bản đóng dấu ký tên mà vấn đề nó còn nguyên thì không được đâu các đồng chí", ông nói.

    Phước Tuấn

    Biếm họa Messi mồm đầy máu, đứng cắm cờ ngạo nghễ trên đầu Real

    Chiến thắng của Barcelona ở Siêu kinh điển và màn trình diễn xuất sắc của Messi trở thành đề tài nóng bỏng cho các họa sĩ.
    Biem hoa Messi mom day mau, dung cam co ngao nghe tren dau Real hinh anh 1
    Lionel Messi giành lấy vương miện trên logo Real, đội lên đầu. Cái mồm đầy máu chỉ tăng thêm vẻ hùng tráng của "siêu nhân". Chiến thắng El Clasico càng lung linh hơn khi M10 đạt cột mốc 500 bàn thắng.
    Biem hoa Messi mom day mau, dung cam co ngao nghe tren dau Real hinh anh 2
    Nữ minh tinh Julia Roberts mới đây có dịp ghé thăm sân Bernabeu để thưởng thức Siêu kinh điển làng bóng đá. Cô cũng đã chụp ảnh chung với siêu sao Messi sau trận đấu. Họa sĩ Omar Momani tưởng tượng "Người đàn bà đẹp" phải lòng El Pulga sau khi được tận mắt chứng kiến màn trình diễn siêu hạng của Messi ở El Clasico.
    Biem hoa Messi mom day mau, dung cam co ngao nghe tren dau Real hinh anh 3

    Thẩm phán chặn Trump cắt quỹ cấp cho 'thành phố trú ẩn'

    Một thẩm phán đã tạm thời chặn đứng nỗ lực của chính quyền Trump trong việc cắt nguồn quỹ của các thành phố chủ trương bảo vệ người nhập cư bất chấp luật liên bang.
    Trong phán quyết sơ bộ được đưa ra hôm 25/4, thẩm phán William H. Orrick ở bang California cho rằng việc đe dọa cắt nguồn quỹ của các "thành phố trú ẩn" có thể vi hiến và tổng thống không có thẩm quyền áp đặt các điều kiện mới cho việc chi tiêu liên bang.
    Theo AP, thẩm phán Orrick đưa ra phán quyết cho hai đơn kiện, một của chính quyền thành phố San Francisco, một của quận Santa Clara. Hai đơn kiện đều chống lại sắc lệnh hành pháp từng được ban hành hồi tháng 1, yêu cầu cắt quỹ liên bang cấp cho các "thành phố trú ẩn".
    Phán quyết của thẩm phán Orrick được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp Mỹ hôm 21/4 cho biết đang xem xét việc cắt quỹ cấp cho 8 "thành phố trú ẩn" nếu những nơi này không chứng minh được họ không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp hợp pháp.
    Tham phan chan Trump cat quy cap cho 'thanh pho tru an' hinh anh 1
    Người dân biểu tình bên ngoài một tòa án ở San Francisco chống sắc lệnh về di trú mà Tổng thống Trump ban hành. Ảnh: AP.
    Đây là "gáo nước lạnh" lớn thứ 3 dội vào chính sách về di trú của chính quyền Trump sau hai vụ chặn đứng lệnh cấm nhập cảnh với công dân một số nước Hồi giáo. Bộ Tư pháp Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận.
    Vị thẩm phán cũng phản bác lập luận của chính quyền liên bang cho rằng sắc lệnh hành pháp chỉ áp dụng cho một khoản tiền tương đối nhỏ. Phán quyết của ông Orrick sẽ có hiệu lực toàn quốc trong thời gian 2 đơn kiện nói trên được tòa án giải quyết xong.
    "Thành phố trú ẩn" là một thuật ngữ để gọi các thành phố tại Mỹ theo đuổi chính sách bảo vệ người nhập cư không có giấy tờ bằng cách không thực hiện luật di trú liên bang. Chính sách này có thể được quy định trong một đạo luật rõ ràng (de jure) hoặc được tiến hành chỉ trong thực tế (de facto).
    Thuật ngữ không có ý nghĩa pháp lý chính xác. Theo CNN, hiện Mỹ có hơn 200 "thành phố trú ẩn". Sắc lệnh yêu cầu ngừng cấp quỹ cho ác thành phố này là một trong những biện pháp được Tổng thống Trump thông qua nhằm ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp, bên cạnh lệnh cấm Hồi giáo.
    Những quyền lực kiềm tỏa Trump không thể tự ý hành động Hệ thống tam quyền phân lập ở Mỹ khiến Tổng thống Trump không phải là người có quyền lực tối thượng và các cơ quan khác có quyền xem xét những quyết sách của ông.

    Chính quyền Trump kháng cáo phán quyết chặn lệnh nhập cư mới

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đệ đơn kháng cáo quyết định của thẩm phán liên bang ở Hawaii trong việc đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cư mới của Nhà Trắng.

    Hawaii gia hạn phán quyết chặn lệnh cấm nhập cảnh của Trump

    Thẩm phán liên bang tại Hawaii đã quyết định tiếp tục ngăn chặn lệnh cấm đi lại thứ hai của Tổng thống Donald Trump cho đến khi đơn kiện của bang này được giải quyết.
    Đông Phong

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    TIN TỨC MỚI NHẤT THẾ GIỚI

    Thêm 3 bang kiện lệnh cấm nhập cư mới của ông Trump

     New York, Washington và Oregon sẽ là ba bang tiếp theo của Mỹ đâm đơn yêu cầu tòa án liên bang ra lệnh dừng thực thi sắc lệnh nhập cư mới của Tổng thống Donald Trump.
    Ngày 9/3, Tổng chưởng lý Washington Bob Ferguson tuyên bố bang này sẽ tiếp tục đưa chính quyền ông Trump ra tòa vì sắc lệnh hành pháp mới được ký ngày 6/3. 
    Reuters cho biết ông Ferguson khẳng định dù lệnh cấm nhập cư mới của Nhà Trắng mềm mỏng hơn so với sắc lệnh trước đó, bang Washington vẫn sẽ yêu cầu tòa án dừng thực thi nó.
    "Lệnh cấm nhập cư mới hướng tới ít đối tượng hơn, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực. Đây rõ ràng là lệnh cấm Hồi giáo", tổng chưởng lý Washington nói. 
    Them 3 bang kien lenh cam nhap cu moi cua ong Trump hinh anh 1
    Tổng chưởng lý Washington Bob Ferguson khẳng định sẽ đệ đơn yêu cầu tòa án chặn đứng lệnh cấm nhập cư ngày 6/3 của chính quyền Trump. Ảnh: Getty.
    Cùng ngày, Tổng chưởng lý New York Eric Schneiderman chia sẻ trên mạng xã hội Twitter rằng bang này sẽ cùng Washington tham gia vụ kiện chống lại lệnh cấm nhập cư mới. Oregon và Minnesota cũng đang lên kế hoạch làm điều tương tự.
    Trước đó, Washington là một trong những bang khởi xướng vụ kiện chống lệnh cấm nhập cư ngày 28/1 của chính quyền Tổng thống Trump. Ngày 3/2, Thẩm phán liên bang đã ra phán quyết hiệu lực toàn quốc chặn lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump với người dân 7 nước Hồi giáo.
    Ngày 6/3, Nhà Trắng tiếp tục đưa ra lệnh cấm nhập cư mới nhằm cấm công dân từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Sắc lệnh mới có nhiều điểm khác biệt và sẽ có hiệu lực từ ngày 16/3.
    Tính tới thời điểm này, 4 bang ở Mỹ đã quyết định đâm đơn ra tòa để chặn đứng lệnh cấm mới này.
    10 ngày nước Mỹ chia rẽ vì lệnh cấm nhập cư của Trump Biểu tình phản đối rầm rộ, náo loạn và chia ly ở sân bay, cuộc đối đầu căng thẳng giữa hành pháp và tư pháp... là những hệ lụy từ lệnh cấm nhập cư bất ngờ của Tổng thống Trump.

    Lệnh cấm nhập cư mới của ông Trump 'rất khó bị chặn'

    Sắc lệnh mới với những thay đổi quan trọng có thể vượt qua một số rào cản về mặt pháp lý, nhưng vẫn còn những "sơ hở" khiến "phiên bản nâng cấp" có thể bị tòa án xem xét.
    Thế Long

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    TIN TỨC MỚI NHẤT THẾ GIỚI

    Trang trí trong kiến trúc truyền thống

    Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công trình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như: đình, đền...