Ai chẳng biết mênh mông là lòng bể
Thủy Tinh ơi biển mặn muối ngàn đời
Nước mắt cằn khô tim chúa tể
Một chữ tình sao đắng quá Mị Nương ơi?!?
Anh quá chậm mà em thì đang vội
Em đã chờ anh đến phút cuối cùng
Anh cứ giấu những điều định nói
Thủy Tinh ơi, xe đã thắng ngựa rồi!
Nước mắt lòng mặn quá Mị Nương ơi
Đâu ai hay nàng hiểu hay không hiểu
"Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao"
Sao không phải là ngọc trai, là san hô cát biển???
Em có cần đâu voi chín ngà
Chỉ mong anh có trái tim mạnh mẽ
Chưa ai trách vua Hùng Vương thiên vị
Nỗi lòng con oán cha mẹ bao giờ...
Chuyện ngàn năm nhạo báng với chê cười
Đâu ai thấy Thủy Tinh nơi xứ sở
Làm bão tố che trái tim lạnh giá
Lặng lẽ buồn với sầu muộn tương tư...
Gửi gió ngàn bay tìm hộ người thương
Núi non chập trùng Mị Nương nơi đâu
Chỉ biết muôn đời dưới biển thẳm sâu
Ngàn năm... ngàn năm có Thủy Tinh vẫn đợi
Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017
Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017
Trần Nguyên Hãn (1390-1429)
Đền thờ Trần Nguyên Hãn ở xóm Đa Cai, xã Sơn Đông, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: baotonditich.vn
Trần Nguyên Hãn sinh ngày 1 tháng 2 năm Canh Ngọ (1390), quê ở Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc xóm Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), là tôn thất nhà Trần, cháu 7 đời của Thái sư Trần Quang Khải, cháu nội của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, là bà con bên ngoại với Nguyễn Trãi.
Khi đất nước bị quân Minh xâm lược và thống trị, Trần Nguyên Hãn ôm mộng đánh đuổi quân giặc, giành lại bờ cõi của quốc gia. Sau thời gian dài vừa hành nghề bán dầu vừa rèn luyện bản thân và tìm kiếm minh chủ, năm 1423 Trần Nguyên Hãn đã cùng Nguyễn Trãi về đầu quân Lê Lợi. Lúc đầu, Trần Nguyên Hãn chưa được tin dùng, nhưng về sau nhờ có thực tài, nên được Lê Lợi cất nhắc lên chức Tư đồ, và ông đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn lần lượt lập được nhiều chiến công vang dội.
Tài thao lược của ông được thể hiện rõ qua nhiều chiến dịch, mà trước hết là khi cùng Thượng tướng Doãn Nỗ và Chấp lệnh Lê Đa Bồ đem 1.000 quân và voi chiến giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa vào tháng 7 năm Ất Tỵ (1425). Trong chiến dịch này, sau khi cùng các tướng dùng kế phục binh dụ địch và thắng trận ở Bố Chính, cánh quân của Trần Nguyên Hãn phối hợp với đạo thủy quân gồm 70 thuyền mới tăng viện tiếp tục đánh địch, giải phóng các châu huyện.
Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), Trần Nguyên Hãn bày kế cho nghĩa quân khoét đất đào hầm ngầm từ ngoài vào trong thành để đưa lực lượng vào, rồi tiến hành nội công ngoại kích, dùng tên lửa, súng lửa, câu liêm, giáo dài, nỏ cứng cùng đánh cả 4 mặt thành Xương Giang. Chỉ trong một đêm đánh nhau, toàn bộ giặc trong thành tử thương, Lý Nhậm và Kim Dận phải tự sát, thành Xương Giang bị hạ trước khi Liễu Thăng kéo quân sang.
Thất bại của viện binh ở Xương Giang và bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây chặt bằng các chiến lũy chắn ngay cửa Nam và cửa Bắc thành Đông Quan, cùng với 7 bức thư dụ hàng liên tiếp của Nguyễn Trãi tác động; cuối cùng Vương Thông phải chịu "hòa", chấp nhận tổ chức hội thề tuyên bố rút quân về nước.
Do lập được nhiều đại công, có vai vế lớn trong hàng ngũ tướng lĩnh, nên ở Hội thề Đông Quan diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (1427), danh sách những người tham gia hội thề của quân Lam Sơn ghi thứ nhất là Lê Lợi, thứ hai là Trần Nguyên Hãn.
Kháng chiến thành công, vương triều Lê được thiết lập. Ngày 8 tháng 3 năm Mậu Thân (1428) vua Lê Thái Tổ phong Trần Nguyên Hãn làm Tả tướng quốc, cho theo họ vua, và ban cấp cho ông 114 mẫu ruộng. Nhưng hưởng danh lợi chưa được bao lăm, thì Trần Nguyên Hãn xin nghỉ chính sự để về lại quê nhà. Vua Lê chấp thuận cho Nguyên Hãn được nghỉ hưu, nhưng dặn cứ một năm hai lần vào chầu.
Tại quê nhà, Trần Nguyên Hãn vừa tiêu dao ngày tháng, vừa cho xây dựng lại cơ ngơi khang trang, đóng thuyền bè, tuyển tráng binh, tích trữ khí giới và biến Ao Tó thành nơi luyện tập thủy quân để giải khuây. Nhưng việc làm này đã bị một số quan lại trong triều gièm pha, quy kết là lộng hành và có mưu đồ phản nghịch.
Chuyện đến tai, vua Lê ra lệnh mời Trần Nguyên Hãn về triều để hỏi cho ra nhẽ. Ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429), khi rời khỏi bến Đông Hồ để về Kinh, Trần Nguyên Hãn đã cho dìm thuyền, tự trầm mình mà chết.
Sau khi Trần Nguyên Hãn tự vẫn, vua Lê cách bỏ chức tước, tịch thu ruộng đất, giám sát chặt chẽ vợ con và các tướng lĩnh thân tín của ông. Mãi đến năm 1455, triều vua Lê Nhân Tông, triều đình mới xét rõ nỗi oan, trả lại ruộng đất, nhà cửa và truy phong là Phúc thần, cho phép con cháu của ông được ra làm quan.
Trần Nguyên Hãn được nhân dân khắp nơi yêu mến, nhiều làng ở Lập Thạch lập đền thờ, trong đó đặc biệt là đền Tả tướng quốc, vốn được xây dựng ngay trên nền khu nhà ở của Trần Nguyên Hãn.
Đời nhà Mạc, Trần Nguyên Hãn được truy phong là Tả tướng quốc, Trung liệt Đại vương. Đến thời Nguyễn, năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), triều đình ban sắc phong cho Trần Nguyên Hãn là Tuấn hương, Lượng trực Tả tướng quốc Trần phủ quân chi thần.
Bài học dùng người
Công lao của Trần Nguyên Hãn đối với nhà Lê và với non sông đất nước không có gì cần phải bàn cãi; nhưng sự thiếu gắn kết giữa Trần Nguyên Hãn với Lê Lợi sau thắng lợi oai hùng của dân tộc, và nỗi đau mà ông và gia tộc gánh chịu với nhà Lê là một trong những vết đen trong thể chế chính trị của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Tại sao vừa mới giành được độc lập, lợi quyền danh vọng chưa hưởng được bao nhiêu, tuổi tác cũng đang còn trẻ khỏe, mà Trần Nguyên Hãn đã vội xin được về hưu? Bản chất của giai thoại cho rằng Trần Nguyên Hãn từng nói riêng với người thân cận là "Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên ta không thể yên hưởng vui sướng được" là gì? Không hề có sử liệu đáng tin cậy để đảm bảo lời nói này là có thật; nhưng có những chi tiết rất thật, để có thể hiểu được tâm trạng của Trần Nguyên Hãn.
Thứ nhất, vua Lê đã căn cứ vào việc tham gia khởi nghĩa ở thời điểm sớm hay muộn để phân định chuyện luận công: Những tướng sĩ tham gia từ ngày ở Lũng Nhai, tổng cộng 221 người, được định công trạng và ban thưởng trước vào tháng 2 năm Mậu Thân (1428); còn đại hội các tướng và các quan văn võ để định công ban thưởng đại trà, bất kể là công to đến đâu, thì tổ chức muộn hơn một tháng (Trần Nguyên Hãn nằm trong nhóm sau).
Thứ hai, dù được phong là Tả tướng quốc, chức quan lớn đầu triều, được thừa nhận có công trạng lớn lao; nhưng với 114 mẫu ruộng được cấp, Trần Nguyên Hãn vẫn ở mức rất thấp so với số thân thuộc 221 người được ban thưởng đợt đầu, vì có nhiều người được ban cấp từ 300 đến 500 mẫu, có người từ 500 đến cả 1.000 mẫu.
Những biểu hiện trên cho thấy phải chăng đã xuất hiện tâm lý phân biệt "người nhà-người ngoài", "người cũ-người mới", "đồng hương-đồng hướng", "vùng trong-miền ngoài" trong vương triều mới thành lập? Thậm chí là cả sự nghi kị về lai lịch cá nhân, dòng họ, triều đại khi triều Trần chỉ cách triều Lê một gạch nối ngắn ngủn mấy năm là triều Hồ?
Chỉ có bị vướng những điều như thế, thì một tướng quốc như Trần Nguyên Hãn mới ngán ngẫm sự đời, và không còn chí thú gắn bó việc chính sự với vương triều! Còn vua Lê, thật ra cũng không quá thiết tha giữ Trần Nguyên Hãn ở lại?
Về nguyên nhân cái chết của Trần Nguyên Hãn, đã có nhiều ý kiến cho rằng Trần Nguyên Hãn theo phái ủng hộ Lê Tư Tề là con trưởng của Lê Lợi, trong khi những người khác ủng hộ con thứ là Lê Nguyên Long, nên khi Lê Tư Tề bị ruồng bỏ, Trần Nguyên Hãn không tránh khỏi hậu họa.
Những nguyên nhân khác như Trần Nguyên Hãn cho làm phủ đệ to lớn, đóng thuyền bè, tuyển mộ tráng binh, thao luyện thủy quân... thật ra chỉ là nguyên cớ, không phải nguyên nhân, không thuộc về bản chất sự việc.
Nợ nước đong đầy, trở thành anh hùng của dân tộc; nhưng Trần Nguyên Hãn không thể là một công thần trọn vẹn của triều Lê. Bao nhiêu nghi vấn của lịch sử vẫn còn phủ kín quanh câu chuyện về ông.
Kỷ niệm 105 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5- 6-1911/5-6-2016)
Những chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành trên hành trình tìm đường cứu nước
QĐND Online - Từ ngày 5-6-1911 khi rời bến cảng Sài Gòn ra nước ngoài tìm đường cứu nước đến tháng 7-1920, khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã trải qua một hành trình dài hơn 9 năm, vừa lao động kiếm sống, vừa nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm…qua nhiều châu lục và các nền văn minh khác nhau, cùng những chuyển biến tư tưởng của Người trong suốt hành trình đó.
Trước hết, Người đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến sự đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ. Hành trang duy nhất Người mang theo khi lên tàu thủy ra nước ngoài là chủ nghĩa yêu nước - sản phẩm tinh thần cao đẹp của lịch sử Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Tư tưởng yêu nước của Người thấm nhuần những giá trị dân tộc và nhân dân, của đạo lý Việt Nam, vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vừa bao hàm một tinh thần đổi mới phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc và xu thế của thời đại.
Trong thời đại phong kiến, chủ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa trung quân, nhưng trong bước đường suy tàn của chế độ phong kiến và sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến, chủ nghĩa trung quân trở nên bảo thủ và đối lập với chủ nghĩa yêu nước chân chính. Những bế tắc và thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX chứng tỏ sự phá sản của chủ nghĩa trung quân. Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình nhà nho, nhưng không bị ràng buộc bởi tư tưởng trung quân, như một số trí thức đương thời. Tư tưởng yêu nước của Người thấm nhuần những giá trị dân tộc và nhân dân của đạo lý Việt Nam, gắn nước với dân và lấy đó làm mục tiêu hàng đầu, làm chuẩn mực cao nhất cho mọi giá trị tinh thần. Chủ nghĩa yêu nước của Người vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vừa bao hàm một tinh thần đổi mới phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc và xu thế của thời đại. Tâm thế người ra đi là như vậy.
Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 5 (tháng 7-1924). Ảnh tư liệu.
Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm qua các châu lục, chủ nghĩa yêu nước ở Người có những chuyển biến mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với những người nghèo khổ và các dân tộc cùng cảnh ngộ. Cũng qua đó, sự nhận biết diện mạo của kẻ thù, giai cấp bóc lột cũng trở nên khái quát hơn, sâu sắc hơn, không chỉ đối với thực dân Pháp, mà với chủ nghĩa thực dân, đế quốc nói chung. Trên cơ đó, Người đã rút ra kết luận có tính chất căn bản đầu tiên: “Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề”, và “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”.
Những nhận biết căn bản đó càng thôi thúc Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc quyết tâm tìm ra phương hướng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, mà Người nung nấu, ấp ủ từ khi rời Tổ quốc.
Từ sự đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, Người đã đến với chủ nghĩa quốc tế. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ nước Anh trở lại nước Pháp. Được Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường giúp đỡ, Nguyễn Tất Thành hăng hái hoạt động chính trị trong Việt kiều và những người lao động Pháp. Với bản lĩnh chính trị đã được tôi luyện qua thực tiễn, Người đi tìm một hướng mới bằng việc can dự vào các phong trào chính trị nước Pháp, nhưng theo một nguyên tắc bất di bất dịch: Ủng hộ và tham gia vào các tổ chức chính trị nào bênh vực Tổ quốc mình. Theo nguyên tắc đó, năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì theo Người, đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước ta, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp là “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Người trực tiếp tham gia vào quá trình đấu tranh bôn-sê-vích hóa Đảng Xã hội Pháp. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng khác nhau càng lôi cuốn và thôi thúc người thanh niên xứ thuộc địa Nguyễn Tất Thành nghiên cứu và hành động theo sát thời cuộc, đồng thời định hướng đúng cho chính mình.
Khách sạn Các- tơn (Luân Đôn, Anh), nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. Ảnh tư liệu.
Báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp ra ngày 16 và 17-7-1920 thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc bởi một tít đậm chạy suốt trang nhất: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lê-nin. Người đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người nhận thấy trong đó con đường giải phóng đất nước khỏi ách thực dân. Về sau, Người nhớ lại: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”
Như vậy, từ khi rời bến cảng Sài Gòn, lênh đênh trên các đại dương, cập bến bốn châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa trải nghiệm, đến giữa tháng 7-1920, tại Pa-ri (Pháp), tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc có sự chuyển biến lớn lao, từ sự đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, đến với chủ nghĩa quốc tế. Người đã nhìn thấy trong chủ nghĩa quốc tế khả năng thực hiện cùng một lúc ba mục tiêu lớn: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Từ thời điểm đó, thông qua báo chí, Nguyễn Ái Quốc theo sát những sự kiện chính trị thế giới đang diễn ra dồn dập, tác động mạnh đến chính trường nước Pháp, đặc biệt là Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (QTCS) và Đại hội I của các dân tộc phương Đông. Người tham dự cuộc mít tinh lớn của hàng vạn công nhân tại rạp xiếc ở Pa-ri để chào đón Ca-sanh và Ph-rốt-xa - đại diện Đảng Xã hội Pháp tham dự Đại hội II QTCS từ Mát-xcơ-va trở về. Tiếp sau đó, tháng 9-1920, Người theo sát tiến trình Đại hội I các dân tộc phương Đông, nhằm đưa đường lối, chính sách của Đại hội II QTCS vào cuộc sống, mà trước hết là tư tưởng “đoàn kết phương Tây vô sản và phương Đông bị áp bức”. Tư tưởng đó được thể hiện rõ trong khẩu hiệu chiến đấu lần đầu đưa ra trong Đại hội: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Biên bản của Đại hội được in bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Pháp, được gửi đến Pháp, thu hút sự chú ý của tất cả những ai quan tâm đến phương Đông, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, nhất là hai đoạn đề cập đến Đông Dương trong phát biểu của đại diện QTCS trình bày tại Đại hội.
Hai sự kiện chính trị trên góp phần củng cố niềm tin vững chắc của Nguyễn Ái Quốc vào V.I. Lê-nin, QTCS và nước Nga Xô-viết, củng cố lập trường và bản lĩnh chính trị của Người. Trên tinh thần đó, Nguyễn Ái Quốc vững tin đến Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (cách Pa-ri gần 250km) và bỏ một lá phiếu trong 3.252 lá phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy có thể khẳng định, đến đây, sự chuyển biến tư tưởng từ đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ đến chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Ái Quốc đã hoàn tất.
Theo con đường Nguyễn Tất Thành lựa chọn
Một trăm mười sáu năm đã qua kể từ ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng đáp tàu vượt biển lên đường sang Pháp. Chuyến đi ấy đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh Tổ quốc, mở ra một trang lịch sử mới, đưa Việt Nam từ một nước nô lệ, nghèo khổ, lạc hậu tiến lên trở thành quốc gia độc lập tự chủ, có thu nhập trung bình và đang nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đây thật là một chuyến đi có ý nghĩa sâu xa đáng để chúng ta tìm hiểu.
Lựa chọn dũng cảm và trí tuệ
Chàng trai Nguyễn Tất Thành mới 21 tuổi đã một mình dấn thân vào cuộc trường chinh vạn dặm khi cả dân tộc ta còn đang chìm đắm trong vũng bùn nô lệ vô cùng nghèo khổ, ngu muội, lạc hậu. Đây thật sự là một hành động dũng cảm. Nguyễn Tất Thành dám làm thế bởi lẽ anh ra đi với mục đích tìm đường cứu dân cứu nước. Hoài bão cao cả ấy đã chắp cánh nâng bổng anh vượt qua muôn vàn gian khó để ba chục năm sau
hoàn thành cuộc trường chinh lịch sử, tìm ra con đường giải thoát dân tộc mình khỏi kiếp nô lệ.
hoàn thành cuộc trường chinh lịch sử, tìm ra con đường giải thoát dân tộc mình khỏi kiếp nô lệ.
Nguyễn Tất Thành biết rằng trước anh dăm năm đã có hai nhà yêu nước rời tổ quốc ra đi cùng với hoài bão như vậy. Đó là giải nguyên Phan Bội Châu cùng quê Nghệ An và phó bảng Phan Châu Trinh người Quảng Nam, hai bậc thức giả nổi tiếng khắp Bắc Trung Nam, hơn hẳn anh về học thức, tuổi đời và vốn sống.
Trong đêm dài đen tối thời xa xưa ấy, một số người con ưu tú của dân tộc ta đã nhìn thấy những chân trời hửng sáng ở hai phía Đông và Tây. Họ quyết định đi tìm chân lý. Nhưng nên đi đâu, Đông hay Tây?
Thông thường trước hết người đi đường tìm đến cái đích gần nhất. Châu Á thời ấy có Nhật Bản mới nổi lên như một vì sao sáng. Đảo quốc nhỏ bé này chỉ sau vài chục năm cải cách mở cửa với phương Tây đã thực hiện “Phú quốc binh cường”, đủ sức đánh bại hai nước lớn hơn hàng chục lần là Trung Quốc năm 1894 và Nga năm 1905. Từ đó nhiều nhà yêu nước và trí thức châu Á tới Nhật học hỏi. Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới
Thạch, Lỗ Tấn từ Trung Quốc, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từ Việt Nam... đều đến đây; họ hy vọng sự gần gũi về địa lý và văn hoá, mối quan hệ “đồng văn đồng chủng” với Nhật sẽ giúp họ học được bí quyết “Nước giàu quân mạnh” để đem về giúp tổ quốc mình.
Thạch, Lỗ Tấn từ Trung Quốc, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từ Việt Nam... đều đến đây; họ hy vọng sự gần gũi về địa lý và văn hoá, mối quan hệ “đồng văn đồng chủng” với Nhật sẽ giúp họ học được bí quyết “Nước giàu quân mạnh” để đem về giúp tổ quốc mình.
Khi ra đi tìm đường cứu nước, Phan Bội Châu đã 38 tuổi, Phan Châu Trinh 34, độ tuổi thời bấy giờ coi là không còn trẻ nữa. Năm 1905, Phan Bội Châu đến Tokyo. Khéo léo tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ Nhật, cụ đã đưa được hàng trăm thanh niên Việt Nam sang đây học quân sự, chính trị nhằm chuẩn bị lực lượng đánh đuổi thực dân Pháp. Đó là phong trào Đông Du nổi tiếng hồi ấy.
Năm sau Phan Châu Trinh sang Nhật. Hai nhà yêu nước vĩ đại họ Phan hết mực chân thành quý trọng nhau nhưng Phan Châu Trinh không tán thành chủ trương của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đuổi Pháp và tái lập chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Phan Châu Trinh về Quảng Nam phát động phong trào Duy Tân rồi ra Hà Nội tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của các sĩ phu Bắc Hà. Ba phong trào trên đã đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ta lên đỉnh cao chưa từng thấy, khiến thực dân Pháp run sợ. Chúng đã thẳng tay đàn áp.
Thực tế cho thấy không thể dựa Nhật để đuổi Pháp, vì thực dân và đế quốc cùng một giuộc. Thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt phong trào Đông Du bằng cách trao đổi lợi ích với đế quốc Nhật, thuyết phục Nhật đuổi hết người Việt Nam học ở nước này. Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị chính phủ Nhật trục xuất.
Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ cân nhắc kỹ tất cả các vấn đề nói trên.
Thực ra ý tưởng đi về phương Tây tìm chân lý đã nhen nhóm trong đầu óc con người thiên bẩm thông minh và có trực giác chính trị nhạy bén này từ rất sớm.
Nhiều năm sau Nguyễn Tất Thành kể: “Năm mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe mấy từ tiếng Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Lúc bấy giờ tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau mấy từ ngữ này”[1]. “Thủa ấy người Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh tôi, thường hỏi nhau
ai sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ; sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào mình.”[2].
ai sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ; sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào mình.”[2].
Từ bé Tất Thành đã được đọc không ít Tân thư từ Trung Quốc bí mật đưa sang ta. Đó là các tác phẩm của những nhà khai sáng phương Tây được người Nhật dịch sang chữ Hán-Nhật rồi người Trung Quốc chuyển ngữ thành chữ Hán. Nhờ đó anh chẳng những biết về các tư tưởng dân chủ tự do mà còn hiểu được vì sao nước Nhật xưa kia nhỏ yếu lạc hậu nhưng lại nhanh chóng trở thành cường quốc — đó là do họ học được cái hay
cái tốt từ phương Tây, nơi phát xuất những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại.
cái tốt từ phương Tây, nơi phát xuất những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại.
Sau khi phong trào Đông Du bị dập tắt, Nguyễn Tất Thành càng hiểu rõ: truyền thống chuyên chế của phương Đông còn có ảnh hưởng rất lớn ở Nhật; dù sao Nhật cũng chỉ là học trò của phương Tây; đã học thì phải tìm thầy mà học! Vả lại mình còn trẻ, khỏe, có thể đi tới những chân trời xa hơn.
Có lẽ là với những suy nghĩ trên, Nguyễn Tất Thành quyết định đi về phương Tây, như các nhà cải cách người Nhật hồi thập niên 60-90 thế kỷ XIX từng đi.
Đến tận các xứ sở tiêu biểu của văn minh phương Tây để học hỏi và tìm đường cứu dân cứu nước — sự lựa chọn sáng suốt và dũng cảm này đã làm cho sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Tất Thành thành công rực rỡ và cũng khiến nhà cách mạng ấy có những phẩm chất nhân văn trội hơn các lãnh tụ khác của dân tộc ta cũng như của nhiều nước Á Đông, qua đó được thế giới thực sự thán phục.

Hành trình vạn dặm tìm đường cứu nước
Cảng Marseilles nước Pháp là đích cuối cùng của con tàu chở Nguyễn Tất Thành, nhưng chàng trai ấy không dừng chân tại Pháp mà tiếp tục đi đến nhiều nước châu Âu và châu Phi để thỏa chí tìm hiểu thế giới.
Sau cùng Nguyễn Tất Thành vượt Đại Tây Dương tới dừng chân ở nước Mỹ. Đây là xứ sở đầu tiên trên Trái Đất sáng lập nên nhà nước chế độ cộng hòa dân chủ trong khi cả thế giới còn chìm đắm dưới chế độ phong kiến, vì thế được Các Mác ca ngợi là “Thí dụ hoàn thiện nhất về quốc gia hiện đại”. Trước tiên anh tới thành phố Boston, địa danh tiêu biểu của cách mạng Mỹ, còn gọi là Cái nôi của tự do (Cradle of Liberty). Đất nước
rộng lớn và giàu có với nền dân chủ nổi tiếng này chỉ sau một thế kỷ dựng nước đã trở thành cường quốc số một thế giới; do đó nơi đây có vô vàn cái hữu ích để anh quan sát tìm hiểu. Hơn một năm ở nước Mỹ để lại cho Nguyễn Tất Thành những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia mà thập niên 40 Hồ Chí Minh mong muốn bắt tay, song tiếc thay những éo le lịch sử đã cản trở ý tưởng sáng suốt ấy trở thành hiện thực.
rộng lớn và giàu có với nền dân chủ nổi tiếng này chỉ sau một thế kỷ dựng nước đã trở thành cường quốc số một thế giới; do đó nơi đây có vô vàn cái hữu ích để anh quan sát tìm hiểu. Hơn một năm ở nước Mỹ để lại cho Nguyễn Tất Thành những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia mà thập niên 40 Hồ Chí Minh mong muốn bắt tay, song tiếc thay những éo le lịch sử đã cản trở ý tưởng sáng suốt ấy trở thành hiện thực.
Rời Mỹ, Tất Thành đến xứ sở anh từng biết là nơi đầu tiên trên Trái Đất có luật bảo đảm quyền con người. Đó là nước Anh với bộ Hiến pháp cơ bản Magna Charta do hoàng đế John ban hành năm 1215, trong đó Điều 40 quy định: Không được bắt giữ, giam cầm ... người dân khi chưa có phán quyết của pháp luật. Bản Hiến pháp tiến bộ ấy đã cưu mang nhiều nhà cách mạng Nga, Đức... bỏ tổ quốc ra đi vì không chịu được cuộc sống mất tự do. Các Mác từng tị nạn chính trị ở London 34 năm cuối đời. Đại hội II đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga do Lê Nin chủ trì cũng họp tại đây năm 1903. Chế độ bảo đảm tự do dân chủ và nhân quyền đã tạo điều kiện cho nước Anh (chứ không phải Đức!) tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại ngay từ giữa thế kỷ XVIII, tạo ra sức sản xuất lớn chưa từng thấy, đưa nền văn minh nhân loại tiến sang giai đoạn phát triển cao là văn minh công nghiệp. Nước này có quá nhiều thứ để Nguyễn Tất Thành tìm hiểu, học hỏi.
Qua sáu năm ở Mỹ và Anh, sống chung với chủng tộc Anglo-Saxon đặc biệt tôn sùng tự do dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, Nguyễn Tất Thành thấy rõ đó là những giá trị phổ quát của loài người. Nhận thức ấy sau này được Hồ Chí Minh dõng dạc tuyên bố trước toàn thế giới trong lời mở đầu tác phẩm nhà cách mạng này coi là ưng ý nhất của mình — bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến Pháp, dùng nơi này làm địa bàn tiến hành các hoạt động lật đổ chế độ thực dân. Lựa chọn ấy rất đúng. Người Pháp nổi tiếng thế giới vì có truyền thống cách mạng hào hùng, năm 1793 họ từng chặt đầu cả vua lẫn hoàng hậu — một chuyện chưa ai dám làm. Bầu không khí chính trị luôn sôi sục ở đây rất thuận tiện để hoạt động cách mạng. “Mẫu quốc” luôn gắn chặt với thuộc địa; các chuyến tàu buôn, tàu chở khách, tàu đưa thư đi lại tấp nập giữa Pháp với Việt Nam; nhờ đó Nguyễn Tất Thành có dịp nắm được tình hình trong nước và gửi thư từ tài liệu về cho các đồng chí của mình. Hàng nghìn người Việt sống tại Pháp là cơ sở để anh làm công tác tuyên truyền vận động gây dựng phong trào quần chúng.
Ở đây anh kết bạn với nhiều nhà cách mạng Việt Nam và quốc tế, hăng hái ra báo, viết báo và tham dự các sinh hoạt chính trị của người Pháp. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành vào đảng Xã hội Pháp với lý do đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái, lý tưởng anh hướng tới từ năm 13 tuổi.[3]
Sau đấy anh đại diện nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pháp trao cho Hội nghị Hoà bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam. Từ đó anh lấy tên Nguyễn Ái Quốc và có vai trò ngày càng nổi bật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên đảng Cộng sản Pháp. Sau này anh kể: Nhờ đó “Tôi đã tìm thấy chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa”.[4]
Có thể thấy thập niên 1911-1920 là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc khảo sát, nghiên cứu để tìm con đường giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn được con đường đúng đắn: đó là con đường cách mạng vô sản. Nói đúng đắn vì chỉ con đường ấy mới bảo đảm giành được thắng lợi. Dĩ nhiên cách mạng chỉ thắng lợi khi lực lượng cách mạng mạnh hơn lực lượng thù địch. Muốn vậy phải dựa vào giai cấp nông dân và công nhân chiếm hơn 90% số dân; họ sẽ trở thành sức mạnh vô địch nếu được tuyên truyền giáo dục, vận động, tổ chức tốt.
Cần nhấn mạnh: Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu dân cứu nước mình sau hơn chục năm sống, học tập và hoạt động cách mạng ở phương Tây, nơi phát xuất và đề cao các tư tưởng tự do dân chủ bình đẳng hợp xu thế thời đại, chứ không phải ở phương Đông thời ấy còn nặng truyền thống bảo thủ chuyên chế. Phương Tây rực sáng dưới ánh đuốc của các tư tưởng nhân văn tiên tiến là nơi nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Tất
Thành hình thành hệ thống nhận thức ban đầu của mình. Cần nhấn mạnh điều này để thấy đó là căn nguyên làm cho con người Hồ Chí Minh có những phẩm chất ưu tú khác với một số lãnh tụ cách mạng cùng thời của các dân tộc khác ở châu Á. Và cũng nhờ thế mà con đường Hồ Chí Minh lựa chọn cho dân tộc Việt Nam tránh được những xu hướng tả khuynh, độc đoán chuyên chế mà một số nước khác mắc phải.
Thành hình thành hệ thống nhận thức ban đầu của mình. Cần nhấn mạnh điều này để thấy đó là căn nguyên làm cho con người Hồ Chí Minh có những phẩm chất ưu tú khác với một số lãnh tụ cách mạng cùng thời của các dân tộc khác ở châu Á. Và cũng nhờ thế mà con đường Hồ Chí Minh lựa chọn cho dân tộc Việt Nam tránh được những xu hướng tả khuynh, độc đoán chuyên chế mà một số nước khác mắc phải.
Tiếp đó Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh dùng toàn bộ quãng đời còn lại vào việc trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường nói trên.
Trong 30 năm sau ngày rời tổ quốc ra đi, Nguyễn Tất Thành đã sống và hoạt động cách mạng ở Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc (5 nước này về sau đều là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), đã tiếp xúc với ba nền văn minh phương Tây, Nga, Trung Hoa, và thông thạo nhiều ngoại ngữ. Sự từng trải và thông thái ấy thể hiện trong mỗi lời nói và cử chỉ của nhà cách mạng này, khiến cả thế giới khâm phục.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hoá. Tạp chí Time danh tiếng của Mỹ bình chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX.Time dành những 5 số tạp chí in ảnh Hồ Chí Minh trên trang bìa, trong đó 4 lần chân dung nhà lãnh đạo dân tộc ta choán hết trang bìa [5]. Thử hỏi khắp 5 châu có mấy lãnh tụ được cả thế giới tôn vinh cao như vậy? Hồ Chí Minh trở thành một “nhãn hiệu” quốc tế cao quý gắn liền với dân tộc sinh ra con người ấy. Không người Việt nam nào dại dột từ bỏ vinh dự này.
Điều đó chứng tỏ cá nhân Hồ Chí Minh có vai trò hết sức nổi trội trong sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Không ai có thể phủ nhận nước Việt Nam được vẻ vang như ngày nay là nhờ may mắn có một người tài ba lỗi lạc dẫn đường. Con người ấy thấm nhuần hai nền văn hoá Đông Tây và các tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, giàu sức sáng tạo, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, biết khéo léo vận dụng mọi sức mạnh trong và ngoài nước, giỏi tận dụng thời cơ, có tài cảm hóa thu hút tất cả mọi tầng lớp xã hội.
Nhà tư tưởng R.W. Emerson từng nói: “Một cộng đồng chỉ cần có một người thông thái thì tất cả mọi người sẽ trở nên thông thái nhờ sức cảm hóa của người đó”[6]. Tháng 9 năm 1945, Việt Nam trở thành nước châu Á đầu tiên giành được độc lập và tạo dựng nên chế độ cộng hòa dân chủ. Nếu không có một người thông thái là Hồ Chí Minh dẫn dắt và cảm hóa thì chuyện thần kỳ ấy sao có thể xảy ra được trong một nước nhược tiểu, 95% dân mù chữ, giai cấp công nhân còn nhỏ bé và thực ra chỉ là những người nông dân làm thợ? Đồng lòng đi theo tiếng gọi của một người ưu tú nhất, tín nhiệm nhất, 25 triệu đồng bào ta hồi ấy dù còn ngu muội, lạc hậu đã làm nên sức mạnh dời non lấp biển lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, phát xít.
Chuyến đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911 của Nguyễn Tất Thành đã làm thay đổi vận mệnh tổ quốc Việt Nam, đưa đất nước ta tiến sang một giai đoạn phát triển rực rỡ chưa từng thấy. Để thiết thực kỷ niệm chuyến đi ấy, chúng ta hãy mãi mãi đi theo con đường đúng đắn mà Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã dày công lựa chọn.
Hồ Anh Hải
[1, 2, 3, 4] Theo Hồ Chí Minh - Tiểu sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 2008.
[6] Võ Sĩ Đạo – Linh hồn Nhật Bản. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006
Thân thế và sự nghiệp Lý Đạo Thành
Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.
Xuất thân từ châu Cổ Pháp (Bắc Ninh – quê hương của nhà Lý), cha là Lý Kính, mẹ là Tạ Cẩn và có quan hệ thân tộc với nhà Lý (hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm), ông sống vào thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Theo Thần phả nhà Lý, ông sinh ra thông minh, dĩnh dị, tướng mạo khác thường, ba tuổi đã biết lễ nghĩa, tính hay kính nhường, 7 tuổi nhập học, 13 tuổi đã thông kinh tử tập, lại giỏi cả võ nghệ, chúng bạn đều khen là thần đồng. Chính vì những đức tính bẩm sinh này đã làm nên một Lý Đạo Thành, một trụ cột phò tá triều đình nhà Lý.
Dưới thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072), với tính cách cương trực, là một vị quan liêm khiết, tài đức vẹn toàn, ông được vua yêu mến và được phong đến chức Thái sư, cùng với nguyên phi Ỷ Lan lo việc triều chính mỗi khi Lý Thánh Tông đem quân dẹp loạn. Nhưng cũng vì tính cách khá bộc trực nên cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vì những tranh chấp trong triều đình; dù có lúc lên lúc xuống nhưng Lý Đạo Thành luôn giữ được một tấm lòng thanh khiết, trung thành tuyệt đối với triều đình và tận lực phục vụ đất nước.
Năm 1072, Lý Đạo Thành trực tiếp nhận việc ký thác của vua Lý Thánh Tông trước khi băng hà. Sau khi Lý Thánh Tông mất, trong triều đình diễn ra cảnh tranh chấp quyền lực giữa Thượng Dương Thái hậu (Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) và Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành đứng về phía Thượng Dương Thái hậu và cũng do tính trực ngôn nên trong một số việc ông đã làm trái ý Ỷ Lan. Năm 1073, sau khi nắm được quyền nhiếp chính lần hai (lúc này vua Lý Nhân Tông mới 8 tuổi), Ỷ Lan đã gián Lý Đạo Thành xuống chức Tả Gián nghị Đại phu, về coi sóc việc ở châu Nghệ An.
Dù làm quan ở Nghệ An nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến việc triều chính và vẫn giữ trọn tấm lòng trung quân ái quốc, đóng góp nhiều cho đất nước. Tại đây, ông đã lập Viện địa tạng trong miếu vương thánh, đặt tượng Phật và bài vị của vua Lý Thánh Tông mà thờ phụng, bày tỏ lòng trung thành và thể hiện nổi u uất của một vị quan thanh liêm vì trực tính trực ngôn nên không được tin dùng, một nhân tài không có điều kiện góp sức mình cho dân cho nước.
Năm 1074, trước nguy cơ xâm lược từ nhà Tống đang đến gần, Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã cùng với danh tướng Lý Thường Kiệt mời Lý Đạo Thành trở lại triều đình giúp sức, ông được phong trở lại chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự (tham gia bàn việc nước). Với đức tính của mình, việc triều đình là một sự mong mỏi của chính ông và đó cũng là sự mong muốn của đất nước. Cái bắt tay của 3 nhân vật quyền lực là Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành đã đem đến một sự đoàn kết trong triều đình, tạo nên sự đoàn kết thống nhất từ trong nhân dân vì mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1077 – 1078), trong khi Lý Thường Kiệt là chỉ huy của chiến tuyến Như Nguyệt thì Lý Đạo Thành lo việc triều chính, coi việc quan lại, góp sức mình vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí có viết về ông như sau: “Năm Thái Ninh thứ 3 (1074) lại được triệu về làm Thái phó, Bình chương Quân quốc Trọng sự, ông giúp rập nhà vua, hết lòng với hoàng gia. Khi trước, Lý Thượng Cát cậy mình được thân yêu, bàn chõ vào việc chính, ông không hòa hiệp với y, mới bị bổ ra ngoài. Đến khi lại vào giúp chính sự, ông hết lòng sắp đặt. Việc chính trị trong triều, kế hoạch ngoài biên, ông giúp ích rất nhiều”.
Năm 1081, Lý Đạo Thành mất, mọi người đều thương tiếc. Vua Lý Nhân Tông ghi nhận công lao của ông nên sai người đến nhà tế lễ và phong ông là “Đạo Thành đại vương Thượng đẳng thần”. Nhà vua còn truyền lệnh nơi nào lúc trước Lý Đạo Thành đến dạy dỗ, giáo hóa và sau này có lễ nghĩa thì được đón mỹ tự về lập miếu phụng thờ. Nhân dân ghi nhớ công ơn ông nên có nhiều nơi lập thờ ông làm Thành hoàng.
Hiện nay, việc xác định năm sinh mất của ông chủ yếu dựa vào thần phả và chính sử. Như vậy thì Lý Đạo Thành được xác định là sinh năm 1053 và mất năm 1081, lúc ấy ông mới 28 tuổi. Sự ra đi sớm của một con người tài đức, liêm khiết, chính trực và hết lòng trung quân ái quốc như Lý Đạo Thành làm mất đi một nhân tài của triều Lý và một vị quan thanh liêm của nhân dân.
Dưới thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072), với tính cách cương trực, là một vị quan liêm khiết, tài đức vẹn toàn, ông được vua yêu mến và được phong đến chức Thái sư, cùng với nguyên phi Ỷ Lan lo việc triều chính mỗi khi Lý Thánh Tông đem quân dẹp loạn. Nhưng cũng vì tính cách khá bộc trực nên cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vì những tranh chấp trong triều đình; dù có lúc lên lúc xuống nhưng Lý Đạo Thành luôn giữ được một tấm lòng thanh khiết, trung thành tuyệt đối với triều đình và tận lực phục vụ đất nước.
Năm 1072, Lý Đạo Thành trực tiếp nhận việc ký thác của vua Lý Thánh Tông trước khi băng hà. Sau khi Lý Thánh Tông mất, trong triều đình diễn ra cảnh tranh chấp quyền lực giữa Thượng Dương Thái hậu (Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) và Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành đứng về phía Thượng Dương Thái hậu và cũng do tính trực ngôn nên trong một số việc ông đã làm trái ý Ỷ Lan. Năm 1073, sau khi nắm được quyền nhiếp chính lần hai (lúc này vua Lý Nhân Tông mới 8 tuổi), Ỷ Lan đã gián Lý Đạo Thành xuống chức Tả Gián nghị Đại phu, về coi sóc việc ở châu Nghệ An.
Dù làm quan ở Nghệ An nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến việc triều chính và vẫn giữ trọn tấm lòng trung quân ái quốc, đóng góp nhiều cho đất nước. Tại đây, ông đã lập Viện địa tạng trong miếu vương thánh, đặt tượng Phật và bài vị của vua Lý Thánh Tông mà thờ phụng, bày tỏ lòng trung thành và thể hiện nổi u uất của một vị quan thanh liêm vì trực tính trực ngôn nên không được tin dùng, một nhân tài không có điều kiện góp sức mình cho dân cho nước.
Năm 1074, trước nguy cơ xâm lược từ nhà Tống đang đến gần, Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã cùng với danh tướng Lý Thường Kiệt mời Lý Đạo Thành trở lại triều đình giúp sức, ông được phong trở lại chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự (tham gia bàn việc nước). Với đức tính của mình, việc triều đình là một sự mong mỏi của chính ông và đó cũng là sự mong muốn của đất nước. Cái bắt tay của 3 nhân vật quyền lực là Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành đã đem đến một sự đoàn kết trong triều đình, tạo nên sự đoàn kết thống nhất từ trong nhân dân vì mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1077 – 1078), trong khi Lý Thường Kiệt là chỉ huy của chiến tuyến Như Nguyệt thì Lý Đạo Thành lo việc triều chính, coi việc quan lại, góp sức mình vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí có viết về ông như sau: “Năm Thái Ninh thứ 3 (1074) lại được triệu về làm Thái phó, Bình chương Quân quốc Trọng sự, ông giúp rập nhà vua, hết lòng với hoàng gia. Khi trước, Lý Thượng Cát cậy mình được thân yêu, bàn chõ vào việc chính, ông không hòa hiệp với y, mới bị bổ ra ngoài. Đến khi lại vào giúp chính sự, ông hết lòng sắp đặt. Việc chính trị trong triều, kế hoạch ngoài biên, ông giúp ích rất nhiều”.
Năm 1081, Lý Đạo Thành mất, mọi người đều thương tiếc. Vua Lý Nhân Tông ghi nhận công lao của ông nên sai người đến nhà tế lễ và phong ông là “Đạo Thành đại vương Thượng đẳng thần”. Nhà vua còn truyền lệnh nơi nào lúc trước Lý Đạo Thành đến dạy dỗ, giáo hóa và sau này có lễ nghĩa thì được đón mỹ tự về lập miếu phụng thờ. Nhân dân ghi nhớ công ơn ông nên có nhiều nơi lập thờ ông làm Thành hoàng.
Hiện nay, việc xác định năm sinh mất của ông chủ yếu dựa vào thần phả và chính sử. Như vậy thì Lý Đạo Thành được xác định là sinh năm 1053 và mất năm 1081, lúc ấy ông mới 28 tuổi. Sự ra đi sớm của một con người tài đức, liêm khiết, chính trực và hết lòng trung quân ái quốc như Lý Đạo Thành làm mất đi một nhân tài của triều Lý và một vị quan thanh liêm của nhân dân.
Học cao mà không biết những điều này thì vẫn là người thiếu văn minh
Giao tiếp giữa người với người là cả một nghệ thuật, giao tiếp sao cho khéo léo lịch sự, ứng xử sao cho thỏa đáng tưởng đơn giản mà không đơn giản chút nào.
1. Tránh cười, nói quá lớn, và nhìn chằm chằm vào người khác.
2. Cho dù có ác ý hay không cũng đừng bao giờ nhại lại những người nói giọng địa phương.
3. Đến trước giờ hẹn, nếu ai đó hỏi, luôn trả lời rằng: “Tôi cũng vừa đến thôi”.
4. Bất luận là xin lỗi hay cảm ơn, đều phải nói đúng lúc (vừa đủ để đối phương nghe thấy).

5. Tôn trọng thư từ, tin nhắn, đồ đạc riêng tư của mọi người. Các bậc cha mẹ cũng không nên đọc thư của con cái. Các cặp vợ chồng nên tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Lục lọi quần áo, điện thoại, tìm kiếm những thứ không phải của mình là vô cùng khiếm nhã.
6. Lái xe ôtô, xe máy lao nhanh qua vũng nước, để nước bắn tung tóe vào người đi đường là hành vi không văn minh.
7. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ nên hút thuốc khi được sự cho phép của cô ấy.

8. Tuân thủ phép lịch sự trên bàn ăn, khi chọn món cần để ý đến khẩu vị của mọi người, chủ động rót đồ uống, thêm canh cho người bên cạnh, chủ động ngồi vào vị trí thêm đồ ăn, khi ăn chú ý không gây ra tiếng động.
9. Nếu bạn đang đi bộ với một người bạn, người đó gặp người quen, bạn cũng nên lịch sự chào lại họ.
10. Những thứ đã cho vào miệng, đừng nhổ ra bàn, nếu cần nhằn xương, dùng khăn giấy, nhằn vào tay, gói lại rồi đặt xuống dưới khay.
11. Đừng nói chuyện với thái độ dạy bảo người khác, cẩn thận khi dùng những câu như “Hiểu chưa?” “Biết chưa?”, và những câu cầu khiến.
12. Khi nghe người khác nói cần phải tập trung, đừng vội giải thích quan điểm của mình, trước tiên phải làm rõ ý kiến và quan điểm của người khác.

13. Có 9 điều nên được giữ bí mật: Tuổi tác, sự giàu có, mâu thuẫn trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, tình yêu, quà tặng, danh dự và sự xấu hổ.
14. Không bao giờ đến thăm một ai đó mà không gọi điện trước. Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như khách không mời xuất hiện trước cửa nhà họ, họ luôn đi giày vào, tay cầm một chiếc mũ và một chiếc ô. Nếu thích người đó, cô ấy sẽ kêu lên: “Tôi vừa mới về nhà”. Nếu không thích, cô ấy sẽ thở dài và nói: “Ô, thật đáng tiếc, tôi đang chuẩn bị ra ngoài”.
15. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là dùng một cách điều độ, vừa đủ. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.

16. Không đặt điện thoại của bạn trên bàn ở nơi công cộng khi có một cuộc hẹn với người khác. Điều này được cho là không lịch sự, bởi đó dường như là một cách chứng minh thiết bị này quá quan trọng với bạn, và bạn sẵn sàng cầm lấy nó, hí hoáy nhắn tin, lướt mạng, vào Instagram, Facebook… mà vô tình hay cố ý không để ý người đi cùng. Gặp nhau là để nói chuyện và trao đổi trực tiếp, chứ không phải giao tiếp qua các thiết bị điện tử.
Theo Bestie
Giá trị lịch sử của chuyến đi tìm đường cứu của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
Tờ Hà Nội Mới có bài Giá trị lịch sử của chuyến đi tìm đường cứu nước. Cách đây một 106 năm, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Nhìn lại giá trị lịch sử của chuyến đi này, có thể thấy Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn một sự khởi đầu khác so với các bậc tiền bối và những người cùng thời. Chàng thanh niên ấy muốn sang Âu - Mĩ để đến tận gốc của nơi phát đi những ngôn từ ẩn chứa giá chị làm mẫu số chung cho con người và cho mọi dân tộc. Đó là quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Bến cảng Nhà Rồng năm 1911 (Nguồn ảnh: hocvienpkkq.com) |
Mục đích đúng, đối tượng khảo sát trúng, phương thức thực hiện chuẩn xác đặc biệt là sự nung nấu, quyết tâm sắt đá cho hành động cách mạng. Đó là giá trị duy nhất đúng của một tầm tư duy rất mới đi trước thời đại,
- Tờ Lao Động có bài Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới của Nhật bản vào Việt Nam. Chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản được kỳ vọng là sẽ khởi đầu cho làn sóng đầu tư mới của Nhật bản vào Việt Nam. Kinh tế Nhật Bản đã có 5 quý liên tiếp tăng trưởng. Đây cũng là thời kỳ tăng trưởng dài nhất trong hơn một thập kỷ qua. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước này mở rộng đầu tư thông qua ODA và FDI. Đặc biệt tại các thị trường truyền thống, an toàn và hấp dẫn trong khu vực như Việt Nam.
- Báo Đại Biểu Nhân Dân có bài Qua rồi thời "hữu xạ tự nhiên hương".Hiện 90% nông sản của nước ta vẫn xuất khẩu dưới dạng thô với gía thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia khác. Có đến hơn 80% nông sản chưa xây dựng được thương hiệu phải bán ra thị trường thế giới dưới thương hiệu của nước ngoài. Việc xây dựng thương hiệu vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong thời buổi hội nhập khi quyền sở hữu trí tuệ được thế giới bảo hộ, coi trọng thì nông sản không thế tiếp tục mong chờ "hữu xạ tự nhiên hương". Do đó, xây dựng thương hiệu là yêu cầu cấp bách để tăng tính cạnh tranh, nâng cao giá trị, cũng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Trang trí trong kiến trúc truyền thống
Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công trình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như: đình, đền...

-
Tác giả: Linh Chi (tổng hợp) KD : Bạn bè iu quý gửi cho bài này đã lâu, với nguyện vong: Đổi nghề đi học vẽ, mà mình quên mất. Nay đưa...
-
Tác giả: Dương Quốc Định KD : Mình được bàn bè gửi cho những bức ảnh khỏe thân nghệ thuật tuyệt vời. Xin đưa lên để bạn đọc cùng chiêm n...